Tiêu chuẩn lắp đặt ống thoát nước mưa
Bất kì công trình nào cũng cần đến hệ thống ống thoát nước mưa, tuy nhiên không đơn giản chỉ là lắp đặt mà các nhà thầu thi công cần được quan tâm đến kích thước, đường kính, yêu cầu, độ dốc tối thiểu… tất cả sẻ được chuyên gia điện nước Khánh Trung giải đáp ngay sau đây
Contents
1 Ống thoát nước mưa là gì ?2 Các tiêu chuẩn thiết kế ống thoát nước mưa2.1 Kích thước và đường kính ống thoát nước mưa2.2 Độ sâu chôn ống thoát nước mưa2.3 Công thức tính ống thoát nước mưa3 Cách lắp đặt ống thoát nước mưa
Ống thoát nước mưa là gì ?
Ống thoát nước mưa trong tiếng anh là Rainwater Drainage Pipe đây là hệ thống được thiết kế nằm trên mái nhà, sê nô mái tôn. Khi mưa xuống nước sẻ từ sàn mái chảy tràn xuống sê nô, rồi từ sê nô tự động chảy vào ống dẫn nước mưa
Các tiêu chuẩn thiết kế ống thoát nước mưa
Quá trình thi công thiết kế, lắp đặt hệ thống ống thoát nước mưa cần được thực hiện đúng các tiêu chuẩn về kích thước, đường kính, độ chôn sâu, độ dốc… cụ thể chi tiết dưới đây
Kích thước và đường kính ống thoát nước mưa
Kích thước ống nước mưa xả ngang
Đường kính
Lưu lượng nước mưa (Lít / giờ)
Chú ý
Độ dốc 1:50
Độ dốc 1:100
Ø 27
70
50
Không sử dụng ống gộp xả
Ø 34
125
88
Ø 49
247
175
Có thể sử dụng ống gộp xả
Ø 60
473
334
Ø 90
900
525
Kích thước ống nước mưa xả đứng
Đường Kính (mm)
Lượng nước ngưng tụ (lít / h)
Lưu ý
Ø 21
220
Không sử dụng cho ống gọp xả
Ø 27
410
Ø 34
470
Sử dụng cho ống gộp xả
Ø 49
1440
Ø 60
2760
Ø 76
5710
Ø 90
8280
Độ sâu chôn ống thoát nước mưa
Đối với ống thoát nước mưa âm tường thì độ chôn sâu giao động từ 10 – 20 cm, với hệ thống được đặt sâu dưới lòng đất thì độ chon sâu giao động từ 50 cm – 1m, tránh để đường ống nằm quá sau dưới hố ga, cách mực nước thải 20 cm
Công thức tính ống thoát nước mưa
Tính toán lưu lượng thoát nước mưa trên mái được tính theo công thức:
Q = K.F.q5/10000 (l/s)
Trong đó: F = F mái + 0.3 F tường
Với:
F: diện tích thu nước (m2)
Fmái: diện tích hình chiếu của mái
Ftường: Diện tích tường đứng tiếp xúc với mái hoặc cao trên mái (m2)
K: hệ số lấy bằng 2
Q5: Cường độ l/s.ha tính cho địa phương có thời gian mưa 5 phút và chu kỳ vượt quá cường độ tính toán bằng 1 năm (p=1) tra trong phụ lục TCVN 4474 : 1987
Tính toán số lượng ống đứng thu nước mưa cần thiết xác định theo công thức:
nôđ ≥ Q/qôđ
Trong đó:
Q: Lưu lượng tính toán nước mưa trên mái (l/s)
qôđ: Lưu lượng tính toán của 1 ống đứng thu nước mưa lấy theo bảng 9 TCVN 4474 : 1987
Tính toán chọn đường kính ống thoát nước ngang (nối chân các ống đứng) với độ đầy ≤ 0.8
VD:
Ống có phi (đường kính) 49 mm có thể thoát nước cho diện tích mái 40m2.
Ống phi 60 mm có thể thoát nước cho diện tích mái 50 – 70m2.
Ống phi 90 mm có thể thoát nước cho diện tích mái 70 – 100m2.
Ống phi 110 mm có thể thoát nước cho diện tích 100 – 150m2.
Ống phi 125 mm có thể thoát nước cho diện tích 150 – 200m2.
Ống phi 140 mm có thể thoát nước cho diện tích 200 – 300m2.
Cấu tạo hệ thống thoát nước mưa trên mái
Cách lắp đặt ống thoát nước mưa
Hệ thống ống thoát nước mưa thường được lắp đặt theo phương thẳng đứng và quá trình lắp đặt cần phải đạt các tiêu chuẩn như sau:
+ Độ dốc tối thiểu là 45 độ
+ Với diện tích sân thượng, sàn mái dài trên 100m2 cần lắp đặt 6 ống thoát, 4 vị trí cho 4 góc và 2 vị trí ở giữa
+ Đối với sân thượng hay sàn mái cần được lắp đặt sê nô, đây là bộ phận máng nước được thiết kế theo hình chữ U, với sê nô đa phần được làm bằng nhựa cao cấp, tôn mạ kẽm với độ dốc tương đương 0,5%
Thiết kế ống nước mưa
+ Đầu lỗ thoát nước mưa cần được lắp đặt quả cầu chắn rác hoặc phẽo lọc rác, tránh trường hợp rác thải, lá cây hay các vật dụng lạ tràn xuống gây tắc nghẽn hệ thống ống dẫn nước
+ Xung quanh cổ ống thoát nước mưa cần được sử dụng keo chống thấm cực tốt và trám trít cẩn thận tránh tình trạng động nước sàn mái gây thấm nước xuống tường nhà
+ Quá trình lắp đặt, cần không nên sử dụng quá nhiều co lơ, cút nối và quá trình thi công cần thực hiện đúng bản vẽ, yêu cầu thiết kế. Nếu bạn không có kiến thức chuyên môn thì nên nhờ sự tư vấn của kĩ thuật