Thuật ngữ chuyên ngành về cắt khắc Laser Co2 kiến thức mới năm 2023
Thuật ngữ chuyên ngành về cắt khắc Laser Co2 – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023
Bài viết này sẽ giúp những người mới làm quen với laser Co2 hiểu được cấu tạo của máy để có thể giải thích được hoạt động của máy, từ đó đọc thêm các bài viết hướng dẫn chuyên về nó dễ hơn. Các thuật ngữ sẽ giúp tìm hiểu thêm các kiến thức về Laser Co2 trên internet nhanh chóng và thuận tiện.
Mục đích của bài viết cũng nhằm giúp các công ty cung cấp máy cắt khắc laser Co2 chủ động về nội dung nhằm chia sẻ các kiến thức liên quan tới máy một cách chi tiết và bài bản, có thể thuê những người am hiểu kỹ thuật tham khảo để dịch những bài viết về máy từ tài liệu của hãng, những chia sẻ trên mạng để phong phú thêm nội dung
Tham khảo: Các loại máy Laser Co2 thông dụng
Kiến thức kỹ thuật chuyên ngành nhất là tiếng Anh không phải là dễ, song khi tập trung vào một lĩnh vực cụ thể sẽ giúp giảm khối lượng từ vựng, thuật ngữ, giúp người đọc dễ dàng nắm nội dung. Và lưu ý để đọc hiểu và dịch tốt các tài liệu về Laser Co2 thì việc đầu tiên là bạn phải hiểu về máy và cách hoạt động của máy, kể cả các ứng dụng của máy.
Để hiểu nhanh nhất, bạn sẽ xem hình và xem nghĩa của các từ, nếu muốn phát âm hay giao tiếp có thể sử dụng Cốc Cốc để phiên âm, phát âm nó
Cấu tạo của máy Laser Co2
Smoke pipe: Ống hút khói
Smoke Fan: Quạt hút khói
Water Pump : Bơm nước giải nhiệt cho ống phóng laser
Parallel Port wire: Cổng giao tiếp, kết nối ( với máy tính)
Power wire: Dây nguồn
Current information : Nút chỉ thị dòng (điện)
Current Regulation : nút điều chỉnh dòng ( công suất)
Laser Switch: Công tắc laser
On/Off Button: Công tắc nguồn
Test Switch: Nút Test ( thay đổi công suất laser và test xem nó đủ mạnh chưa)
Bearing: Bạc trượt
Accessorry Bag: Túi phụ kiện
Usb Key : khóa đi kèm, Dongle ( để mở phần mềm)
Có thể thấy thuật ngữ của hình chưa được chuẩn, bởi nó là tiếng ANh của người Trung Quốc ( sản phẩm đa phần sản xuất tại TQ), nhưng nghĩa thì không thay đổi, nên làm quen với việc này vì không phải hướng dẫn nào cũng do chính người gốc Anh/Mỹ viết.
Tiếp theo là mặt sau của máy
Laser Tube: ống phóng laser
Water Temperature Gauge: Cảm biến đo nhiệt độ nước
Socket: ổ cắm điện
220V input: Nguồn cấp 220V
Water Inlet/outlet: đường nước vào/ra
Smoke output: Miệng hút khói
Air pump interface: Đầu nối bơm thổi khí
Tiếp theo là bộ truyền động của máy Laser, khung laser
Carriage: Gá ống phóng laser
Reflecting Mirror: Gương phản xạ, gương laser
Focalization Bolt: Đai ốc chỉnh tiêu cự
Focus Lens: Thấu kính
Laser Head: Đầu laser
Nguyên lý làm việc của máy laser co2
Máy cắt laser Co2 hoạt động theo nguyên lý điều khiển tia laser để cắt, khắc vật liệu. Nó sẽ có nguồn cao áp tới 15KV để kích các phân tử khí trong ống laser dao động liên tục và tạo ra tia laser. Và bộ điều khiển để di chuyển đầu laser theo các biên đạng được thiết lập trên máy tính. ( thông qua phần mềm xử lý đi kèm). Nghĩa là phần kích ống phóng laser và chuyển động của đầu laser là đồng thời và độc lập, cũng như kết hợp với nhau.
Tia laser sẽ đi từ ống phóng, qua các gương và cuối cùng hội tụ tại đầu laser. Có thể thấy nó cần tới 3 gương và 1 thấu kính. Và thấu kính luôn có tiêu cự F cho sẵn, và tùy độ dày vật liệu mà chỉnh khoảng cách từ thấu kính tới bề mặt của nó bằng với tiêu cự thấu kính bạn mua, và việc thay đổi khoảng cách này thông qua bu lông chỉnh tiêu cự ( có thể dịch lên xuống khoảng 30-50mm). Thấu kính có tiêu cự thường 50.8mm hoặc 100 mm. Và gương, thấu kính (lens) có đường kính khác nhau, nếu khi mua bạn có thể đặt cho đúng ( Xem các loại Gương Laser Tại LInk thấu kính laser Co2 tại: LInk này).Và đầu laser cũng vậy, xem cấu tạo chi tiết của gá gương, đầu laser tại Link này
Một số thuật ngữ kỹ thuật, tính năng của máy Laser Co2
Cutting and Engraving: Cắt và khắc
Laser Power: Công suất laser
Engraving/cutting speed: Tốc độ khắc/cắt
Optional: tùy chọn
Min Engraving size: vùng khắc tối thiểu
Control system: Bộ điều khiển
File Format: định dạng file ( để đưa vào máy tính và điều khiển máy khắc)
Cooling way: Cách làm mát, giải nhiệt ( ống laser)
Drive system: hệ dẫn động
Machine Structure: Kết cấu máy
Power supply: nguồn cấp
Total Power: Tổng công suất, công suất tiêu thụ
Working Environment: Điều kiện làm việc
Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan