Thông tin về xéc măng và dấu hiệu nhận biết khi nào cần thay thế chi tiết
Xéc măng là một trong những chi tiết quan trọng trong hệ thống của động cơ ô tô. Chính vì thế, người điều khiển xe cần hiểu rõ về bộ phận này để biết được cách xử lý khi có sự cố xảy ra. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chi tiết của xe hơi.
Nội dung chính
1 Định nghĩa xéc măng là gì?2 Các loại xéc măng3 Chức năng hoạt động của xéc măng4 Nguyên lí vận hành của xéc măng5 Dấu hiệu nhận biết khi nào cần thay xéc măng5.1 Khí thải tạo ra nhiều khi phương tiện hoạt động5.2 Dầu bôi trơn bị tiêu hao nhanh chóng5.3 Khả năng tăng tốc của động cơ yếu5.4 Công suất vận hành của động cơ thấp6 Hướng dẫn cách thay xéc măng cho phương tiện
Định nghĩa xéc măng là gì?
Xéc măng còn có tên gọi khác là bạc Piston. Đây là phiên âm tiếng Việt của từ gốc tiếng anh là segment. Chi tiết này là những vòng tròn hở, được làm từ chất liệu kim loại, được bố trí ở các rãnh trên đầu piston.
Có thể thấy, trong hệ thống động cơ xe ô tô, bộ xéc măng phải hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt như:
Làm việc ở mức nhiệt độ cao
Áp suất và chịu va đập lớn
Hệ thống ma sát bị mài mòn nhiều
Có khả năng chống chịu được sự ăn mòn hóa học của dầu nhờn và khí cháy.
Xéc măng trong hệ thống động cơ xe ô tô
Các loại xéc măng
Hiện tại, có 2 loại xéc măng chính gồm:
– Xéc-măng khí (hơi) có 3 loại
+ Xéc măng được vát mặt trên
+ Xéc măng côn
+ Xéc măng côn-cắt ở phía dưới
– Xéc-măng dầu có 2 loại
+ Xéc măng loại có 3 vòng
+ Xéc măng lò-xo
Xéc măng có khả năng chịu được nhiệt độ cao
Chức năng hoạt động của xéc măng
Bộ xéc măng ô tô, phương tiện và thiết bị có cấu tạo gồm 4 chức năng chính như sau:
– Tính năng duy trì khí nén của thành xi lanh và piston
Đối với những vòng piston có chức năng làm kín xi lanh thường được sử dụng để tạo ra khí đốt tại thời điểm đánh lửa, làm cho các khe hở của xi lanh và piston không bị rò rỉ. Trong trường hợp rò rỉ khí đốt thì động cơ không được cung cấp đủ năng lượng, tăng mức tiêu thụ về nhiên liệu, gây ảnh hưởng đến môi trường và tiêu tốn kinh tế.
– Giúp ngăn ngừa trầy xước khi màng dầu bôi trơn được tạo ra
Ở bên trong động cơ, bộ phận đánh lửa được lặp đi lặp lại nhiều lần, làm cho piston di chuyển lên xuống với tốc độ khoảng vài nghìn lần mỗi phút. Lúc này, thông qua piston một lượng nhỏ dầu được bù đắp vào để chi tiết di chuyển trơn tru, hạn chế sự ma sát của kim loại.
– Khả năng truyền nhiệt tốt từ piston đến xi lanh
Quá trình đánh lửa diễn ra là lúc nhiệt độ bên trong piston đạt xấp xỉ 300◦C. Nếu bên trong pít-tông có nhiệt tích tụ thì động cơ rất dễ bị hỏng. Bởi thế, xe ô tô cần được giải phóng sự tích tụ nhiệt.
– Ngăn cản piston gõ vào thành xi lanh
Nếu piston bị nghiêng vào bên trong xi lanh, nó có thể chạm vào các bộ phận, gây hỏng hóc động cơ xe. Khi đó, xéc măng dùng để làm gì? Xéc măng sẽ hỗ trợ piston để chuyển động lên xuống được trơn tru hơn.
3 rãnh của xéc măng
Nguyên lí vận hành của xéc măng
Nhiệm vụ của xéc măng là ôm sát thành xi lanh, nên nó luôn có độ đàn hồi tốt và có xu hướng bung ra, chứ không bị co lại. Trong quá trình động cơ làm việc, xéc măng có khả năng di chuyển lên xuống và liên tục, tạo ra sự cọ xát giữa và thành xi lanh và rãnh xéc măng. Vì thế, đường kính xi lanh có thể bị rộng ra và bề của chúng bị bào mòn mỏng đi.
Bên cạnh đó, trong kỳ hút, xéc măng sẽ di chuyển theo hướng lên trên, vị trí đặt đặt sát vào cạnh trên của rãnh xéc măng. Tại 2 kỳ xả và kỳ nén, chi tiết sẽ di chuyển xuống phía dưới và nằm tại vị trí sát với cạnh dưới ở rãnh xéc măng.
Khi vị trí xéc măng ở giữa rãnh thì tức là nó không nằm sát vào cạnh nào cả. Lúc đó, động cơ vận hành với tốc độ cao nên xéc măng sẽ di chuyển tự do trong rãnh của chi tiết.
Tiếp tục ở kỳ nổ sẽ làm cho xéc-măng và piston đều di chuyển xuống dưới. Áp suất khí nén sẽ đẩy chi tiết di chuyển sát xuống cạnh dưới của rãnh xéc măng. Khi đó, một lượng khí nén sẽ được đưa tới khoảng không gian trống trên xéc măng, rồi ra sau lưng, thực hiện đẩy mạnh bộ phận này ép sát vào thành xi lanh. Lúc này, xéc măng hoạt động với áp lực mạnh tối đa, làm buồng đốt được khép kín hơn.
Xéc măng hoạt động với áp lực mạnh
Dấu hiệu nhận biết khi nào cần thay xéc măng
Để người dùng có thể nhận biết được khi nào xéc măng xe wave, xe innova, máy phát điện, máy nén khí…. cần được thay thế thì bạn cần nắm được những dấu hiệu sau đây:
Khí thải tạo ra nhiều khi phương tiện hoạt động
Nếu xe hoặc thiết bị đang vận hành mà thải ra nhiều khói thì đây là dấu hiệu cho thấy xéc măng đang gặp vấn đề. Khí thải đó có thể là màu trắng, nâu và nó dày đặc hơn bình thường. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do bên trong buồng đốt, dầu bị tràn vào, tạo thành khói.
Dầu bôi trơn bị tiêu hao nhanh chóng
Nếu xéc măng bị mòn sẽ làm cho dầu bôi trơn ở động cơ đi lên và bị đốt cháy, như thế hiệu quả hoạt động của động cơ sẽ bị giảm. Nó sẽ làm cho dầu bị tiêu hao nhanh.
Dấu hiệu nhận biết xéc măng bị hỏng
Khả năng tăng tốc của động cơ yếu
Khi vận hành xe, bạn cảm thấy hiệu suất của động cơ tăng tốc kém hơn so với bình thường. Dấu hiệu nhận biết dễ dàng như xe chạy ì. Khi đạp ga để tăng tốc, xe sẽ không vọt được mà có phản ứng chậm hơn, làm cho áp suất nén của động cơ bị giảm xuống.
Công suất vận hành của động cơ thấp
Nếu như xéc măng đã quá mòn thì công suất hoạt động của mô men xoắn ở động cơ bị giảm xuống nhanh chóng. Lúc đó, xe không chỉ tăng tốc kém mà khả năng leo dốc hay vượt đèo cũng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, nhiên liệu trong động cơ bị tiêu hao và dầu bôi trơn nóng hơn.
Hướng dẫn cách thay xéc măng cho phương tiện
Nếu đã nhận biết được nguyên do xéc măng bị hỏng thì bạn có thể thực hiện thay thế chi tiết mới cho thiết bị và phương tiện.
Các loại xéc măng thông dụng
Bước 1: Bạn tiến hành tháo xéc măng bị hỏng ra khỏi piston. Sau đó, bạn dùng thước lá và kìm mũi nhọn hay kìm chuyên dụng để tháo vòng bạc ở chi tiết ra ngoài khỏi piston. Bạn cần lưu ý không để các mũi nhọn đó làm xước piston.
Bước 2: Thực hiện việc vệ sinh các rãnh
Để xéc măng được thay thế mới và có thể làm việc được tốt thì bạn cần phải vệ sinh vòng bạc và các rãnh piston. Bạn có thể sử dụng một chiếc cao kim loại nhỏ hay việc dùng vòng xéc măng cạo sạch những mảnh vỡ của dầu nhớt, kim loại và những chất bẩn. Sau đó, bạn lấy một miếng vải khô sạch để làm sạch cá rãnh bị bẩn.
Bước 3: Tra dầu vào xéc măng
Để việc lắp đặt dễ dàng và thuận tiện hơn thì bạn hãy tra dầu vào các rãnh và piston để tạo độ trơn cho chi tiết.
Bước 4: Lắp đặt xéc măng mới vào bên trong rãnh
Nhờ những loại xéc măng được chế tạo theo cùng kích cỡ với piston. Khi đó, bạn cần để mặt có chữ hướng lên trên đầu của piston. Bạn có thể sử dụng tay hoặc kìm để lắp chi tiết vào phương tiện. Sau đó, bạn tiến hành lắp xéc măng ở giữa và sau cùng vào trong bộ phận xéc măng khí.
Bước 5: Định vị các rãnh ở xéc măng
Tại các khe đối với trục chốt ở piston, bạn cần tiến hành định vị các khu vực đó:
Ở phía trên cùng, khe xéc măng có độ lệch góc 45◦ với trục chốt của piston.
Khe của xéc măng hơi thứ 2 sẽ lệch 180◦
Hai xéc măng sẽ bị lệch so với góc 45◦ và lệch với trục chốt của piston 1 góc khoảng 45◦.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết về bộ phận xéc măng của các phương tiện. Hy vọng bạn sẽ áp dụng được việc điều chỉnh và thay thế để chi tiết hoạt động hiệu quả.