Thiết kế hệ thống điều hòa không khí chuyên nghiệp
Với tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa như hiện nay thì hệ thống điều hòa không khí ngày càng trở nên quan trọng hơn. Đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi mà tình trạng không khí ôi nhiễm ngày càng ở mức báo động. Nhận thấy tầm quan trọng của việc điều hòa không khí, chúng với uy tín, trách nhiệm – cung cấp dịch vụ thiết kế hệ thống điều hòa không khí chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng – thẩm mỹ – an toàn, làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
Mục lục bài viết
Các bước thiết kế hệ thống điều hòa không khí
Để thiết kế được một hệ thống điều hòa không khí chất lượng và đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ. Chúng tôi tuân thủ 9 bước như sau:
1.. Khảo sát thực tế, thu thập các số liệu thiết kế từ hiện trường và CĐT
2.. Phân tích đặc điểm công trình
3.. Căn cứ vào các tiêu chuẩn thiết kế để tính toán và lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí phù hợp nhất.
4. Xác định tải lạnh cho toàn hệ thống từ việc tính toán cân bằng nhiệt ẩm
5. Lựa chọn máy và thiết bị phù hợp dựa trên cơ sở tính toán tải lạnh và phân tích đặc điểm của hệ thống điều hòa không khí. (Cần hiệu chỉnh năng suất lạnh cho hệ thống)
6. Tính toán hệ thống đường ống ga, các thiết bị, thủy lực đường ống và phụ kiện
7.. Bố trí máy và thiết bị trên mặt bằng kiến trúc
8.. Vẽ thuyết minh cho thiết kế
9.. Hoàn thiện hồ sơ thiết kế bao gồm thuyết minh và bản vẽ
Các hạng mục chúng tôi thực hiện
+ Hệ thống điều hòa không khí trung tâm VRF/ VRV
+ Các loại máy lạnh: kiểu âm trần gắn ống gió, treo trần, treo tường, tủ đứng
+ Máy điều hòa multi, cục bộ dân dụng & công nghiệp
Với hệ thống thiết kế, chúng tôi cam kết làm việc trên hệ thống tiêu chuẩn Quốc tế:
- ASHRAE: hiệp hội về phát triển kỹ thuật các hệ thống sưởi ấm, làm lạnh, thông gió, điều hòa không khí của Hoa Kỳ
- AS (AS 1324, 1668, 1861): tiêu chuẩn của ÚC về hệ thống điều hòa không khí
- CIBSE: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng của Châu ÂU
Các bước thiết kế hệ thống điều hòa không khí
Bước 1 : Khảo sát thiết kế hệ thống điều hòa không khí, lấy số liệu thiết kế
Đọc hồ sơ bản vẽ, tập bản vẽ kiến trúc và kết cấu
Các bạn phải nắm rõ được các bản vẽ về mặt bằng để sau này các bạn có thể bố trí các thiết bị như miệng gió, dàn nóng, dàn lạnh…
Bản vẽ mặt đứng sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quan về công trình mà mình cần thiết kế, từ đó ta biết cao độ các tầng, vị trí tầng kỹ thuật, các phòng chức năng để phục vụ cho việc tạo ra bản vẽ sơ đồ nguyên lý. Ngoài ra chúng ta cũng cần để ý đến chiều cao của công trình, bởi vì với các hệ thống điều hòa VRV, VRF thì chúng ta sẽ bị hạn chế khoảng cách chiều cao giữa dàn nóng và dàn lạnh, hạn chế chiều dài ống gas, ống nước ngưng…
Bản vẽ mặt cắt giúp các bạn hiểu thêm về các nội dung mà mặt bằng và mặt đứng không thể hiện được, ví dụ từ bản vẽ mặt cắt ta biết được cao độ trần giả để sau này biết cách lựa chọn và bố trí thiết bị. Chẳng hạn như cao độ trần giả quá nhỏ thì ta sẽ phải chọn các dàn lạnh tiết kiệm không gian chứ ko thể chọn được các loại theo tiêu chuẩn thông thường. Một ví dụ nữa là từ bản vẽ mặt cắt, các bạn có thể biết được kích thước của dầm, từ đó ta biết cách bố trí các đoạn ống tránh dầm hợp lý. Đây là 1 phần quan trọng trong các bước thiết kế hệ thống điều hòa thông gió.
Xem xét về tiến độ dự án
Bàn luận về tiến độ dự án cho hạng mục thiết kế điều hòa không khí. Bước này cũng khá quan trọng để chúng ta có thể lên kế hoạch sắp xếp công việc cũng như con người để vừa đảm bảo được tiến độ, vừa đảm bảo được chất lượng công việc.
Các yêu cầu khác của chủ đầu tư
Các yêu cầu khác của chủ đầu tư. Đây là các yêu cầu riêng biệt mà chủ đầu tư có thể yêu cầu chúng ta làm, ví dụ như họ có thể giới hạn về chi phí cho hạng mục của chúng ta, chỉ định hệ thống điều hòa hoặc chỉ định vật tư thiết bị mà chúng ta sử dụng để thiết kế.
Ngoài ra, nếu chủ đầu tư có những yều cầu không phù hợp với công trình thực tế thì chúng ta có thể tư vấn cho họ giải pháp tốt nhất như vậy chủ đầu tư mới đánh giá cao năng lực của chúng ta.
Bước 2 : Phân tích đặc điểm công trình
Địa điểm xây dựng công trình
Dựa vào địa điểm xây dựng công trình, ta có thể biết được chế độ thời tiết của công trình đó, từ đó ta chọn được các thông số vi khí hậu tính toán ngoài trời như nhiệt độ, độ ẩm…
Phân tích công năng của công trình
Công năng của công trình: Công năng của công trình rất quan trọng, dựa vào công năng của công trình để ta có thể lựa chọn được các thông số tính toán trong nhà sao cho hợp lý, ví dụ bệnh viện, khách sạn, trường học, nhà công nghiệp… mỗi loại công trình chúng ta phải lấy các thông số khác nhau dựa vào các tiêu chuẩn tính toán hệ thống điều hòa không khí như TCVN 5687, Tiêu chuẩn ASHRAE…
Phân tích đặc trưng kiến trúc của công trình
Phân tích đặc trưng kiến trúc công trình là các bạn đi phân tích các đặc trưng kiến trúc nhưng các đặc trưng đó lại liên quan để hệ thống HVAC của chúng ta, ví dụ như các bị trí lỗ mở dành cho điều hòa, dành cho thông gió, các vị trí tầng kỹ thuật có thể đặt dàn nóng ở đó hay không ? , các vị trí đặc biệt như logia, ban công, các thang bộ, thang máy là thang loại nào, vì tùy từng thang thì chúng ta có cách thiết kế hệ thống thông gió khác nhau.
Hướng xây dựng công trình
Xác định hướng xây dựng công trình dựa vào hoa gió của bản vẽ kiến trúc, mục đích của việc xác định hướng xây dựng công trình giúp ta tính toán tải lạnh, xác định hướng gió chính xác hơn. Từ hướng xây dựng công trình, ta có thể điền vào các phần mềm tính toán giúp tăng độ tin cậy cho kết quả tính toán, hoặc như nếu ta dùng biện pháp thông gió tự nhiên thì hướng gió cũng ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí ta đặt cửa gió. Do vậy đây là phần bắt buộc phải thực hiện trong các bước thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió.
Bước 3 : Sử dụng các tiêu chuẩn thiết kế HVAC
- TCVN 5687-2010 : đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất khi thiết kế hệ thống điều hòa không khí.
- Tiêu chuẩn ASHRAE 62.1 – 2010 – Ventilation for Acceptable IAQ.
- Tiêu chuẩn BS EN 12101-6: 2005 Smoke and heat control systems – tiêu chuẩn về tăng áp cầu thang.
- QCVN 08 : 2009.BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA CÔNG TRÌNH NGẦM ĐÔ THỊ
- TIÊU CHUẨN SINGAPORE SS553:2009
- Và một số các tiêu chuẩn khác tùy vào từng loại công trình cũng như yêu cầu của chủ đầu tư.
Bước 4 : Tính toán tải lạnh và chọn thiết bị HVAC
Một trong các bước quan trọng nhất trong các bước thiết kế hệ thống điều hòa thông gió. Đó là phân tích và tính tải lạnh cho từng phòng và cho cả công trình.
Sau khi đã có các tiêu chuẩn để tính toán, ta bắt tay vào công việc tính toán tải lạnh và lượng thông gió cho công trình.
Tính tải lạnh ta chia làm 2 bước tính toán. Bước 1 trong giai đoạn thiết kế cơ sở, ta chỉ cần tính toán sơ bộ tổng tải lạnh cho công trình. Sau đó ta mới tới bước 2 là dùng các phần mềm tính toán chính xác để tính toán tổng tải lạnh, và cuối cùng sẽ nhân với 1 hệ số an toàn ( thường là từ 1-1.1 ) để đưa ra tổng tải lạnh cuối cùng.
Lưu ý : Trong bước này chúng ta cần hiệu chỉnh năng suất lạnh của máy, công thức hiệu chỉnh :
Q1 = k1*k2*k3*k4*Q2
Trong đó :
Q2 là năng suất lạnh tiêu chuẩn mà chúng ta chọn máy, tức là năng suất mà chúng ta tính và chọn trọng cataloage của nhà sản xuất ( tức là năng suất đó là năng suất mà thiết bị chạy trong điều kiện tiêu chuẩn như nhiệt độ trong nhà là 27 độ C, nhiệt độ ngoài nhà là 35 đô C, chênh lệch độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh… , còn đối với công trình thực tế của chúng ta, các thông số đó thường không được như trong tiêu chuẩn do đó ta phải có thêm phần hiệu chỉnh năng suất lạnh của thiết bị trong các bước thiết kế hệ thống điều hòa nữa.
- K1 : là hệ số khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi
- K2 : là hệ số khi nhiệt độ trong nhà thay đổi
- K3 : là hệ số khi chiều dài đường ống gas thay đổi
- K4 : là hệ số khi chênh lệch chiều cao giữa dàn nóng và dàn lạnh trong nhà thay đổi ( theo tiêu chuẩn chênh lệch là 0 m )
Bước 5 : Tính toán phần điều hòa
Tính toán đường ống gas, ống nước ngưng đối với hệ thống VRV. Tính toán đường cấp nước, đường hồi đối với hệ Chiller. Bố trí thiết bị trên mặt bằng, thực hiện vẽ các đường ống gió, ống nước…Tính toán tổn thất trên đường ống gió, tính toán thủy lực đường ống thủy lực ( van, tê, cút trở lực, lưu lượng … )
Bước 6 : Tính toán phần thông gió
Đây là bước cuối cùng trong các bước thiết kế hệ thống điều hòa thông gió. Tính toán thông gió bao gồm các hệ thống như tăng áp cầu thang, hút khói hành lang, hút mùi vệ sinh, hút khói bếp, thông gió tầng hầm, hệ thống cấp gió tươi , phân phối gió lạnh.
Từ khóa:
- Giáo trình thông gió và điều hòa không khí
- Đồ an thiết kế hệ thống điều hòa không khí
- Thuyết minh thiết kế hệ thống điều hòa không khí
- Sách hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí
- Tính toán chọn quạt cho hệ thống điều hòa không khí
- Tiêu chuẩn thiết kế điều hòa không khí
Nội dung liên quan:
- Làm gì khi máy giặt Electrolux không quay lồng giặt?
- Máy giặt Sanyo báo lỗi EA: 3 cách sửa lỗi EA không cần gọi thợ
- Khử mùi tủ lạnh hiệu quả nhất bằng 10 cách đơn giản