Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Chiến lược marketing của ngân hàng ACB kiến thức mới năm 2023

Chiến lược marketing của ngân hàng ACB – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Ở Việt Nam, nếu nhắc về những ông lớn ngoài “Big 4” ra thì không thể không nhắc tới ngân hàng Á Châu hay còn được biết tới là ngân hàng ACB. Khi nhắc tới ACB thì người ta sẽ nghĩ tới “bầu Kiên”, một trong những gương mặt đại gia trong lĩnh vực tài chính Việt Nam. Nếu nhìn lại thời gian khoảng 6-7 năm trước thì đây chính là thời kỳ được cho là giai đoạn hoàng kim của ACB nhờ những chiến lược, những kế hoạch kinh doanh nổi đình nổi đám. Cùng tìm hiểu chi tiết về chiến lược marketing của ngân hàng ACB trong giai đoạn vàng son trong bài viết sau nhé.

Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Á Châu ACB

Ngân hàng ACB có tên đầy đủ là ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu với tên giao dịch bằng tiếng Anh là Asia Commericial Joint Stock Bank. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cảm thấy quen thuộc hơn khi gọi là ngân hàng Á Châu ACB. ACB chính thức được thành lập và đi vào hoạt động ngày 4 tháng 6 năm 1993. ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam với mạng lưới chia nhánh rộng khắp cả nước với hơn 10.000 nhân viên cùng nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng.

Sơ lược tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

– Thành lập: Ngày 04 tháng 06 năm 1993

– Trụ sở chính:  Số 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 02, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

– Thành viên chủ chốt: Trần Thị Phượng – Chủ tịch HĐQT

– Sản phẩm: Dịch vụ tài chính

– Slogan: Ngân hàng của mọi nhà

– Trang web:

Ngay từ khi thành lập, ACB đã có tầm nhìn và mong muốn mình sẽ trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ trong TOP tại Việt Nam. Cho đến nay, với hơn 200 sản phẩm và dịch vụ được đánh giá là ngân hàng cung cấp dịch vụ phong phú trên nền tảng công nghệ hiện đại thì ACB luôn có một vị thế nhất định trong ngành. Hơn nữa, về quản lý rủi ro thì ACB luôn duy trì tỉ lệ hoàn vốn trên 8%, tỉ lệ nợ quá hạn <1%, điều này cho thấy ACB là một ngân hàng an toàn và hiệu quả.

Các công ty con của ACB

  1. ACBS: Công ty chứng khoán ACB
  2. ACBA: Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACB
  3. ACBL: Công ty cho thuê tài chính ACB
  4. ACBC: Công ty quản lý quỹ ACB

Giới thiệu tổng quan về ngân hàng ACB (Ảnh: Internet)

>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của BIDV

Tìm hiểu chi tiết về chiến lược marketing của ngân hàng ACB

Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của người Việt Nam

Trong chiến lược marketing của ACB thì họ đã thành công trong việc biến nhược điểm mà bất cứ ngân hàng nào cũng gặp phải là “Ngân hàng nhiều nhưng sản phẩm/dịch vụ không hề đa dạng”. Khi mở rộng quy mô thì ACB đã lựa chọn phát triển ra nhiều sản phẩm mới để mình trở thành một thương hiệu sáng tạo và đột phá ở mặt sản phẩm. Với định hướng là đa dạng dịch vụ/sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là sử dụng ngân hàng đầy đủ tiện ích. Tính đến nay thì ACB đã có đầy đủ mọi dịch vụ với hơn 600 sản phẩm tiện ích khác nhau.

Các sản phẩm của ACB tập trung vào đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp SMB. Trong chiến lược marketing của ngân hàng ACB thì có điểm mạnh chính là những nền tảng công nghệ tiên tiến với yếu tố bảo mật cao, đây cũng là những thứ giúp khách hàng yên tâm hơn khi giao dịch qua ACB. ACB cũng chính là ngân hàng bắt kịp xu thế khi ứng dụng công nghệ của mình vào sản phẩm/dịch vụ cho người dùng. Chính vì thế, ngân hàng Á Châu ACB đã tạo ra một điểm khác biệt được cho là bứt phá so với các đối thủ trong ngành.

Chiến lược phủ rộng hình ảnh của ACB

Ngành ngân hàng được xem là một ngành đặc thù cần linh động và cần tạo ra nhiều dịch vụ tiện ích nhất cho khách hàng thì ACB đã có mặt ở 63 tỉnh thành trên toàn quốc với hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch.  Số lượng ATM của ACB cũng lên tới hơn 300 máy phân bổ ở riêng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và có liên kết với các ngân hàng khác để có được mạng lưới ATM lên tới 11.000 máy trên cả nước.

Hơn nữa, ACB cũng liên kết với các hệ thống thanh toán trực tuyến để phủ sóng cả nước, từ đó giúp khách hàng có thể sử dụng thẻ ghi nợ của ACB một cách dễ dàng hơn. Dù cho ACB không phải ngân hàng nằm trong “Big 4” của Việt Nam nhưng nhờ sự phủ sóng đúng đắn thì độ phủ của ACB quả là một case study điển hình mà các ngân hàng có yếu tố nhà nước khác cũng phải dè chừng.

Chiến lược phủ sóng thương hiệu của ACB

Chiến lược phủ sóng thương hiệu của ACB (Ảnh: Internet)

Chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu của ACB

Nếu nói về chiến lược quảng cáo thì ACB luôn quan tâm và sử dụng các hình thức quảng cáo để tăng nhận diện thương hiệu, cụ thể là:

  • Quảng cáo xây dựng thương hiệu: ACB tập trung các đặc điểm dễ nhận biết như Logo, Slogan, Đồng phục nhân viên,…
  • Quảng cáo hình ảnh của ngân hàng: ACB tập trung vào việc quảng cáo slogan của mình là “Ngân hàng của mọi nhà” và hình ảnh chiếc ghế đá. Đây được xem là thứ giúp ACB tạo ra sự khác biệt về hình ảnh so với đối thủ cùng ngành.
  • Quảng cáo qua các công cụ truyền thông: ACB cũng đã sử dụng các kênh truyền thông như truyền hình, truyền thanh, báo chí, Internet để tiếp cận được với nhiều người hơn.

Trong chiến lược marketing của ngân hàng ACB thì họ cũng tập trung vào các hoạt động truyền thông xã hội để thương hiệu của mình dành nhiều thiện cảm hơn trong mắt công chúng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển thì ACB có đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của cộng đồng thông qua:

  • Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
  • Các hoạt động công tác từ thiện ủng hộ cho các bệnh nhân nghèo tại TP. Hồ Chí Minh
  • Công tác trao tặng xe cấp cứu cho hội chữ thập đỏ
  • Tài trợ quỹ ủng hộ người nghèo tỉnh Hậu Giang

Tất cả những điều trên đã giúp ACB có được tiếng vang lớn ở mặt truyền thông, từ đó tạo nên được hình ảnh đẹp hơn trong mắt công chúng.

Từ đỉnh cao rơi xuống vực thẳm

Như đã biết thì thời kỳ hoàng kim cảu ACB là khoảng năm 2012 trở về trước với lợi nhuận luôn dẫn đầu. Trong năm 2010 thì ngân hàng lãi hơn 3.100 tỷ đồng và 2011 con số này lên tới 4.200 tỷ đồng. Khi đó, tổng tài sản của ACB là 281.019 tỷ đồng, tăng trưởng 37% so với năm liền trước nên khi đó ACB là một đối thủ mà các ngân hàng khác phải dè chừng.

Sau khi sự việc của bầu Kiên và Huyền Như năm 2012 thì ACB bắt đầu rơi vào giai đoạn khó khăn với khoản nợ hơn 5.000 tỷ đồng đối với 6 công ty của bầu Kiên. Sau vụ của bầu Kiên thì là do chính sách tất toán các dư nợ vàng nên càng khiến ACB phải chịu những khoản lỗ rất lớn. Chính các sự kiện đó mà ACB đã rơi xuống vực thẳm và phải gây dựng lại từ đầu. Cho đến nay thì ACB vẫn luôn nỗ lực để hoàn thiện, để trở lại thời kỳ vàng son.

>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của MB Bank – Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam

Tạm kết

Có thể thấy, hiện nay ngân hàng ACB đang phải gặp rất nhiều khó khăn và thách thức khiến vị thế của ACB đang ngày một mất đi. Tuy nhiên, với chiến lược marketing của ngân hàng ACB khi đó đã giúp ngân hàng ACB thời đó có thể sánh ngang với các ngân hàng nhà nước. Giờ đây, tuy thời hoàng kim của ACB đã qua nhưng liệu các nhà lãnh đạo ACB sẽ làm gì để ACB một lần nữa có thể tái sinh? Cùng chờ đón các động thái của ACB trong tương lai các bạn nhé.

Ashley Nguyen – duavang.net


Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button