Kích thước tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh
Để lắp đặt thiết bị vệ sinh sao cho khoa học thì bạn cần phải nắm bắt kích thước nhà tắm cũng như kích thước trên bồn tắm, bồn tiểu, chậu rửa mặt… Chúng tôi hi vọng với những thông tin dưới đây có thể giúp ích được cho bạn trong tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh.
Mục lục bài viết
Tiêu chuẩn lắp thiết bị vệ sinh phòng tắm
Đối với nhà vệ sinh có không gian diện tích chật hẹp bạn sẻ khó khăn trong việc phân bố thiết bị sao cho hợp lí và dưới đây là một số tiêu chuẩn bạn cần quan tâm
Lắp đặt thiết bị vệ sinh cho phòng tắm kích thước nhỏ
Thông thường, phòng tắm có diện tích từ 2m2 thì việc bố trí thiết bị vệ sinh sẻ rất khó khăn, có thể hạn chế một số vật dụng không cần thiết đặt biệt là bồn tắm.
Lắp đặt thiết bị vệ sinh cho phòng tắm kích thước vừa và lớn
Nhà tắm có kích thước rộng từ 4m2 – 8m2, với không gian này bạn có thể bố trí được bồ tiểu, bồn tắm, lavabo, gương soi, tủ lavabo hiện đại… Mô hình lắp đặt như sau:
Phòng tắm diện tích vừa:
Bố trí hợp lý, sử dụng các thiết bị tối ưu. Không bỏ quá nhiều phụ kiện, rườm
+ Chiều cao từ nền nhà vệ sinh đến chậu rửa mặt từ 80 – 90cm.
+ Chiều cao của bát sen từ 195 – 205cm.
+ chiều cao của móc treo quần áo từ 165 – 170cm.
+ Chiều cao của hộp đựng giấy vệ sinh cao hơn 65cm so với mặt đất.
+ Chiều cao của móc treo khăn từ 120 – 140cm so với mặt đất.
+ Chiều cao của Vòi xịt toilet là 60cm so với mặt đất.
Kích thước lắp đặt đối với bồn cầu
Dựa theo các tiêu chuẩn lắp đặt, khoảng cách bồn cầu đến tường là 5mm, từ tường đến tâm xả bồn cầu là 305mm.
Nguồn cấp nước bồn cầu nằm ở tay trái, cách tâm bồn cầu là 250mm, tính từ nền nhà lên có khoảng cách 150 – 200mm.
Kích thước lắp đặt thiết bị vệ sinh đúng tiêu chuẩn
Lắp đặt thiết bị vệ sinh cho phòng tắm kích thước nhỏ
Với không gian phòng tắm nhỏ hẹp, gia chủ có thể lắp đặt các thiết bị vệ sinh căn bản nhất như bồn cầu, lavabo, sen tắm. Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh cho phòng tắm nhỏ bao gồm các trường hợp sau:
Lắp đặt thiết bị vệ sinh cho phòng tắm kích thước vừa và lớn
Với nhà vệ sinh có kích thước rộng hơn: 4m2 đến 6 m2, bạn có thể bố trí thêm bồn tiểu, bồn tắm hoặc thay lavabo rửa tay, gương soi truyền thống bằng bộ tủ lavabo hiện đại.
Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh cho phòng tắm vừa và lớn bao gồm các trường hợp sau:
Phòng tắm diện tích vừa:
Bố trí hợp lý, sử dụng các thiết bị tối ưu. Không bỏ quá nhiều phụ kiện, rườm rà khiến phòng tắm trở nên chật chội và rối mắt.
Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh
+ Chiều cao từ nền nhà vệ sinh đến hộp giấy vệ sinh: 600-800mm
+ Chiều cao từ nền nhà vệ sinh đến tay xịt: 600mm
+ Chiều cao từ nền nhà vệ sinh đến kệ khăn: 1200-1400mm
+ Chiều cao từ nền nhà vệ sinh đến lavabo từ 800–900mm
Kích thước lắp đặt sen tắm
+ Độ cao từ nền nhà đến nguồn cấp nước là 800-1000mm
+ Độ cao sen cây tắm 2000-2200mm
Kích thước lắp đặt với chậu rửa mặt
+ Mỗi mẫu chậu rửa mặt sẽ có thông số kỹ thuật khác nhau nên cách lắp đặt khác nhau. Với diện tích phòng tắm lớn có thể chọn chậu rửa đặt bàn. Với phòng tắm nhỏ có thể chọn chậu rửa treo tường.
+ Khoảng cách từ nền nhà đến chậu rửa khoảng từ 80cm. Với các trường mẫu giáo, tiêu học thì chiều cao có thể là 50cm để thích hợp với chiều cao của trẻ.
Đối với các chi tiết phụ kiện như két nước, chân chậu
Phạm vi chấp nhận các lỗi về khuyết tật men, màu của phụ kiện két nước, chân chậu khá giống với sản phẩm men sứ. Tuy nhiên, sự khác nhau về kiểu thiết kế dẫn đến giới hạn chấp nhận khuyết tật về xương khắt khe hơn. Khi lắp đặt, bạn cần lưu ý một số tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh sau đây.
Tiêu chuẩn kỹ thuật các chi tiết cơ, lý thiết bị sứ vệ sinh
Dưới đây là một số chỉ tiêu về mức cho phép các yếu tố cơ, lý của thiết bị sứ vệ sinh các bạn cần nắm rõ.
Tiêu chuẩn về tính năng sử dụng sản phẩm
Với mỗi loại thiết bị vệ sinh, tiêu chuẩn về tính năng sử dụng sẽ khác nhau. Dưới đây là tính năng yêu cầu của thiết bị vệ sinh các bạn có thể tham khảo.
Tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh
Tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh được thể hiện qua tiêu chuẩn ghi nhãn và bảo quản đối với thiết bị vệ sinh.
Đối với tiêu chuẩn ghi nhãn
Nhãn dán ở các sản phẩm phải đảm bảo rõ ràng, bền màu, không được tẩy xóa. Mọi nhãn dán phải được dán trước khi xuất xưởng và dễ dàng nhận biết.
Trên nhãn dán sản phẩm phải đảm bảo những nội dung sau:
- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất
- Tên, ký hiệu, loại sản phẩm
- Viện dẫn chỉ tiêu này
Ngoài ra, sản phẩm phải có cách hướng dẫn sử dụng và lắp đặt.
Tiêu chuẩn bảo quản
- Thiết bị vệ sinh phải được bảo quản theo đúng các tiêu chuẩn đối với từng loại sản phẩm và cấp chất lượng. (Trích từ TCVN 6073 năm 2005 về Sản phẩm sứ vệ sinh do Bộ KH&CN ban hành)
- Nắm vững tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm an toàn, chất lượng.
Các thuật ngữ được sử dụng trong tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh
Một số thuật ngữ về bề mặt thiết bị vệ sinh
- BMC (Visible Surface)
BMC hoặc Visible Surface là từ viết tắt của cụm từ “bề mặt chính”. Đây được xem là phần mặt chính được nhìn thấy của thiết bị vệ sinh sứ khi đã được lắp đặt vào vị trí sử dụng.
- BMLV (Water Surface)
BMLV hay Water Surface là từ viết tắt của cụm từ “bề mặt làm việc”. Đây được xem là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nước trong quá trình hoạt động của sản phẩm.
- BMK (Invisible Surface)
BMK hay Invisible Surface là từ viết tắt của cụm từ “bề mặt khuất”. Đây được xem là phần không thể nhìn thấy cùa sản phẩm sau khi đã được lắp đặt. Thông thường, sản phẩm có bề mặt khuất sẽ không tráng men bởi chúng ít chịu tác động bên ngoài.
- BMLR (Installation Surface)
BMLR hay Installation Surface là từ viết tắt của “bề mặt lắp ráp”. Chúng ta có thể hiểu đây là phần tiếp xúc trực tiếp với nền, tường nhà hoặc giá đỡ khi lắp đặt sản phẩm. Hiện nay, một số người đang nhầm lẫn khái niệm “bề mặt khuất – BMK” với “bề mặt lắp ráp – BMLR”. Song, bề mặt khuất sẽ không cần tráng men và không tiếp xúc với nền và tường nhà còn bề mặt lắp ráp thì có.
Một số định nghĩa về khuyết tật men
Trước khi tìm hiểu về tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh, chúng ta cần hiểu rõ một số khái niệm được sử dụng trong bảng tiêu chuẩn.
- Bọt khí: Bọt khí trên khuyết tật men được chia làm 2 loại là bọt khí kín và bọt khí hở. Bọt khí kín là những bọt khí có hình lồi hoặc lõm xuất hiện trên bề mặt men. Trong khi đó, bọt khí hở lại là những lỗ tròn hở xuất hiện trên bề mặt men.
- Châm kim: Đây là hiện tượng xuất hiện các lỗ nhỏ giống kim châm trên bề mặt men nhưng không sâu đến phần xương sứ.
- Mỏng men: Đây là tình trạng lớp men trên bề mặt không đủ dày. Từ đó sẽ làm lộ một phần hoặc toàn bộ phần xương bên trong sản phẩm.
- Rộp men, sôi men: Đây là hiện tượng bề mặt men bị rỗ, lồi lõm, gồ ghề thành từng mảng trên bề mặt sản phẩm sứ.
- Bong men: Đây là hiện tượng lớp men trên bề mặt bị bong, tróc khỏi xương của sản phẩm. Chúng thường có dạng vảy, tách biệt một phần hoặc hoàn toàn với khung xương.
- Co men, bỏ men: Đây là tình trạng lớp men không được phủ đầy trên bề mặt sản phẩm.
- Nứt mộc: Là hiện tượng xuất hiện các vết nứt không sắc cạnh trên bề mặt sản phẩm. Hiện tượng này làm tách xương thành nhiều phần khác nhau.
Từ khóa:
- Chi tiết lắp đặt thiết bị vệ sinh cad
- Bản vẽ chi tiết lắp đặt thiết bị vệ sinh
- tcvn 6073:2005
- Tiêu chuẩn tính toán thiết bị vệ sinh
- Kích thước lắp đặt thiết bị vệ sinh
- Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị điện
- Bố trí thiết bị nhà vệ sinh
- Lắp đặt thiết bị vệ sinh
Nội dung liên quan:
- Phương pháp giải quyết bạn cần biết khi gặp tình trạng sàn nhà bị nồm
- Dung dịch vệ sinh máy lạnh sử dụng có tốt không
- Cách vệ sinh máy nước nóng trực tiếp