Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Ý nghĩa các thông số ghi trên tụ điện và các loại tụ điện cơ bản nhất

Tụ điện là một trong những linh kiện quan trọng nhất của tất cả các thiết bị điện tử. Vì vậy, đây luôn là chủ đề được quan tâm trong các bài toán vật lý. Trong bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về khái niệm tụ điện, ý nghĩa các thông số ghi trên tụ điện và các loại tụ điện cơ bản nhất.

Khái niệm tụ điện

Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động cấu tạo từ hai bản cực đặt song song được ngăn cách bởi lớp điện môi. Tụ điện có tính chất cách điện 1 chiều nhưng có thể cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý hoạt động phóng nạp.

Đơn vị của tụ điện là Fara (F), 1 Fara thường có trị số rất lớn và trong thực tế người ta thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như: 1µF=10-6F; 1ηF=10-9F; 1pF=10-12F.

y nghia cac thong so ghi tren tu dien
y nghia cac thong so ghi tren tu dien

Thông số quan trọng của tụ điện

Trên tụ điện có hai thông số quan trọng nhất đó chính là giá trị điện dung của tụ điện (Fara) và hiệu điện thế (Điện áp) hoạt động của tụ điện (Vôn).

Trong đó, giá trị điện dung của tụ điện thể hiện khả năng có thể tích trữ nguồn điện nhiều hay ít. Những tụ điện có giá trị điện dung cỡ Fara là những tụ điện rất lớn, được gọi là siêu tụ. Và chúng ta thường thấy những tụ có đơn vị nhỏ hơn và µF, nF, pF. Còn giá trị điện áp hoạt động là mức điện áp tối đa mà tụ có thể chịu đựng được. Nếu vượt quá hoặc bằng mức điện áp này thì tụ điện có thể bị nổ. Do đó, khi sử dụng chúng ta phải hiểu về hai thông số này.

Ý nghĩa các thông số ghi trên tụ điện

Ý nghĩa các thông số ghi trên tụ điện: Đơn vị của tụ điện là Fara (F), 1 Fara thường có trị số rất lớn và trong thực tế người ta thường dùng các đơn vị nhỏ, chẳng hạn như: 1µF=10-6F; 1ηF=10-9F; 1pF=10-12F. Ngoài ra, đơn vị tụ điện MFD của những loại máy công nghiệp trong thực tế thường rất lớn

Trên các loại tụ điện thường biểu thị các thông số như:

+ Trên tụ hóa thường được ghi các giá trị điện dung của tụ hóa trực tiếp trên thân tụ, có phân cực và luôn có hình trụ.

+ Tụ giấy, tụ gốm: thường có trị số ghi bằng ký hiệu và thường được đọc bằng cách lấy hai chữ số đầu rồi  nhân với 10 mũ số thứ 3.

Nguyên lý phóng nạp của tụ điện

Nguyên lý hoạt động phóng nạp điện của tụ điện chính khả năng tích trữ năng lượng điện như một chiếc ắc quy nhỏ ở dưới dạng năng lượng điện trường. Nó lưu trữ hiệu quả các electron để phóng ra các điện tích  để tạo ra dòng điện một chiều. Nhưng nó lại không sinh ra các điện tích electron. Đây cũng là điểm nhận biết dễ nhất giữa tụ điện với ắc quy.

Nguyên lý nạp xả của tụ điện biểu thị tính chất đặc trưng và cũng là điều cơ bản trong nguyên lý hoạt động của tụ điện. Nhờ tính chất này mà các tụ điện có khả năng dẫn điện xoay chiều.

Nếu điện áp giữa hai bản mạch không thay đổi đột ngột mà biến thiên theo thời gian mà ta cắm nạp hay xả tụ rất dễ gây ra hiện tượng nổ có tiếng lách tách và tia lửa điện do dòng điện tăng vọt. Đây là nguyên lý nạp xả phổ biến của tụ điện.

Công dụng của tụ điện

Tác dụng của tụ điện được biết đến nhiều nhất là khả năng lưu trữ năng lượng điện và lưu trữ điện tích hiệu quả. Nó được so sánh với khả năng lưu trữ như bình ắc-quy. Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất của tụ điện là lưu trữ mà không làm tiêu hao năng lượng điện.

Ngoài ra, công dụng tụ điện còn cho phép dòng điện qua tụ điện là điện xoay chiều, giúp thiết bị có thể dẫn điện như một điện trở đa năng. Đặc biệt khi tần số điện xoay chiều có điện dung của tụ càng lớn thì dung kháng của nó lại càng nhỏ. Tụ điện được sử dụng trong các nguồn điện có vai trò làm giảm độ gợn sóng của nguồn trong các nguồn xoay chiều, cho phép điện áp được lưu thông qua tụ điện.

Với khả năng nạp xả thông minh ngăn điện áp 1 chiều, cho dòng điện áp xoay chiều lưu thông giúp truyền tín hiệu ở giữa các tầng khuếch đại chênh lệch điện thế. Tụ điện còn có  khả năng  biến đổi điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều bằng phẳng qua phương pháp loại bỏ các pha âm.

Các loại tụ điện phổ biến và ý nghĩa các thông số ghi trên tụ điện

Cùng với sự phát triển của khoa học-kỹ thuật hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tụ điện khác nhau và có nhiều cách phân chia khác nhau.

y nghia cac thong so ghi tren tu dien
y nghia cac thong so ghi tren tu dien

Phân loại tụ điện theo tính chất hóa lý

Nếu dựa theo tính chất hóa lý thì có thế chia thành các loại cơ bản như:

+ Tụ hóa: là tụ có phân cực (-), (+) và luôn có hình trụ. Trên thân tụ được thể hiện giá trị điện dung, điện dung của tụ điện thường từ 0,47 µF đến 4700 µF.

+ Tụ giấy, tụ mica và tụ gốm: là tụ không phân cực, có hình dẹt và  không phân biệt âm dương. Có trị số được ký hiệu bằng ba số, điện dung của tụ  khá nhỏ, chỉ khoảng 0,47 µF.

+ Tụ xoay: Đúng như tên gọi của nó, cấu tạo của loại tụ điện này giúp nó có thể xoay để đổi giá trị điện dung.

+ Tụ Lithium ion: có năng lượng cực cao được dùng để tích điện 1 chiều.

Phân loại tụ điện theo hình thức

Về hình thức ý nghĩa các thông số ghi trên tụ điện có hai loại tụ điện được sử dụng phổ biến nhất đó chính là tụ giấy, tụ gốm và tụ hóa hay một số những loại bạn có thể gặp trong đời sống như tụ mica màng mỏng, tụ gỗ,  tụ bạc mica, tụ siêu hóa,…

+ Tụ gốm: loại tụ này được làm bằng ceramic và phía bên ngoài được bọc keo hoặc nhuộm màu.

+ Tụ giấy: có bản cực là lá nhôm và điện môi là những giấy tẩm dầu cách điện.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp các bạn biết được khái niệm tụ điện. Ngoài ra, trên site của chúng tôi còn rất nhiều bài viết hay và bổ ích khác, bạn đọc hãy quay lại trang chủ để chọn đọc.

Cách đọc tụ điện lớn

Đơn vị đo lường

Đơn vị cơ bản của điện dung là farad (F). Giá trị này quá lớn so với các mạch thông thường, vì vậy các tụ điện gia dụng được gắn nhãn với một trong các đơn vị sau:

1 µF, uF (microfarad) = 10^-6 farad.

1 mF (millifarads) = 10^-3 farad.

1 nF ( nanofarad) = 10^-9 farad.

1 pF, mmF hoặc uuF = 1 picofarad = 10^-12 farad.

Đọc giá trị điện dung

Hầu hết các tụ điện lớn đều có giá trị điện dung được ghi ở mặt bên. Cũng có thể có sự khác nhau tùy tụ, vì vậy hãy tìm giá trị phù hợp với các đơn vị ở trên. Tuy nhiên bạn cũng cần phải điều chỉnh một chút:

Bỏ qua các chữ cái viết hoa trong đơn vị. Ví dụ: “MF” chỉ là biến thể của “mf”. (chắc chắn đây không phải là megafarad, mặc dù là chữ viết tắt chính thức của SI.)

Có thể bạn sẽ thấy chữ “fd”. Đây chỉ là một chữ viết tắt khác cho farad. Ví dụ: “mmfd” cũng là “mmf”.

Cẩn thận với các ký hiệu một chữ cái như “475m”, thường thấy trên các tụ điện nhỏ.

y nghia cac thong so ghi tren tu dien
y nghia cac thong so ghi tren tu dien

Tìm giá trị dung sai

Một số tụ điện có ghi dung sai, hoặc khoảng giá trị dự kiến của điện dung so với giá trị được ghi. Điều này co thể không quan trọng, nhưng bạn cần phải chú ý nếu bạn cần giá trị tụ điện chính xác. Ví dụ, một tụ điện có nhãn “6000uF +50% / – 70%” có thể có điện dung cao tới 6000uF + (6000 * 0.5) = 9000uF, hoặc thấp tới 6000 uF – (6000uF * 0.7) = 1800uF.

Kiểm tra giá trị điện áp

Nếu còn chỗ trên thân của tụ điện, nhà sản xuất thường in thêm thông tin về điện áp dưới dạng một số theo sau là V, VDC, VDCW, hoặc WV (cho “Điện áp làm việc”). Đây là điện áp tối đa tụ điện được thiết kế để xử lý.

1 kV = 1.000 vôn.

2E = 250 vôn.

Nếu không có biểu tượng nào cả, hãy sử dụng tụ với mạch điện áp thấp.

Nếu bạn sử dụng cho mạch xoay chiều thì tìm một tụ điện có chữ VAC. Không sử dụng tụ điện 1 chiều trừ khi bạn có kiến thức chuyên sâu về cách chuyển đổi điện áp và cách sử dụng loại tụ điện đó một cách an toàn trong các ứng dụng xoay chiều.

Tìm dấu + hoặc –

Nếu bạn thấy một trong các dấu trên gần chân của tụ thì tức là tụ điện được phân cực. Đảm bảo kết nối chân + của tụ điện với phần dương của mạch, nếu không tụ có thể bị nổ. Nếu không có + hoặc -, bạn có thể định hướng tụ điện theo cách khác.

Một số tụ điện sử dụng một vạch màu hoặc một hình vòng hiển thị cực. Thông thường, dấu hiệu này biểu thị đầu – trên tụ điện phân cực nhôm (tụ hóa nhôm). Trên các tụ điện phân cực tantali (tụ hóa tantali), dấu này chỉ định đầu +. (Bỏ qua vạch màu này ý nghĩa các thông số ghi trên tụ điện nếu nó mâu thuẫn với dấu + hoặc – hoặc nếu nó nằm trên tụ không phân cực.).

Từ khóa:

  • Bằng màu tụ điện
  • Các số liệu của tụ điện
  • Công dụng của tụ điện
  • Các loại tụ điện

Nội dung liên quan:

Back to top button