Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Hướng dẫn vệ sinh sửa chữa tủ lạnh Panasonic

Chúng ta cần vệ sinh tủ lạnh sau một thời gian sử dụng để có thể giúp cho thiết bị hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện năng hơn, thực phẩm sắp xếp trong tủ lạnh không khoa học có thể làm cho tủ lạnh Panasonic đóng tuyết hoặc hơi lạnh tỏa ra không điều khiến cho một số thực phẩm bị hư hỏng khi bảo quản trong tủ lạnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh Panasonic hợp lý, ngoài ra chúng tôi còn hướng dẫn sửa tủ lạnh với một số lỗi cơ bản thường gặp trên tủ lạnh Panasonic.

Cách vệ sinh
Sắp xếp thực phẩm
Các hư hỏng thường gặp ở tủ lạnh Panasonic
Đơn vị sửa tủ lạnh Panasonic uy tín

Cách vệ sinh
Không nhất thiết phải dùng các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh tủ lạnh (dẫu nếu có sẽ tốt hơn) mà có thể dùng bột giặt pha loãng với nước ấm. Dùng một mảnh khăn cotton lau sạch các vết dơ bên ngoài tủ lạnh theo hướng từ trên xuống. Đối với các khoang bên trong, bạn cũng dùng nước ấm pha bột giặt để làm sạch. Bạn nên thực hiện các thao tác nhẹ tay bởi phần thành tủ hay các ngăn chứa đều khá dễ bị trầy xước.

Riêng các kệ hoặc thùng chứa có thể gỡ ra khỏi tủ lạnh có thể vệ sinh bên ngoài để dễ dàng lau chùi những vết bẩn cứng đầu. Rửa và lau khô mọi thứ trước khi xếp lại. Nếu thuận tiện, hay lót dưới kệ & thùng miếng trải bằng nhựa hay miếng khăn giấy dày để hứng những giọt nước bị chảy. Việc này sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong lần vệ sinh sau.

Với các khay kệ có thể tháo ra được, hãy vệ sinh bên ngoài “xóa sổ” các vết dơ

Lưu ý rằng quá trình vệ sinh tủ lạnh chỉ được bắt đầu khi bạn đã cách ly tủ lạnh khỏi nguồn điện nhé!

Sắp xếp thực phẩm khoa học
Việc đầu tiên cho việc vệ sinh tủ lạnh dĩ nhiên là cần dọn sạch tất cả thực phẩm, thức uống đang được cất giữ trong đó. Riêng với những thứ dễ hư khi để ở môi trường bình thường, hãy cất chúng trong một hộp mát được cách nhiệt hay hộp chứa những viên đá lạnh.

Sau đó, hãy thẳng tay cho các món ăn quá cũ, những đồ gia vị hay sốt đã để “bỏ quên” trong tủ lạnh hơn 2 tháng. Cũng cần xem lại hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm để chắc chắn rằng bạn không bỏ sót bất kì “kẻ gây ô nhiễm” nào.

Với tủ lạnh Panasonic, bạn nên tập một thói quen tốt, đó là kiểm tra các ngăn chứa vào ngày chủ nhật và bỏ đi tất cả thức ăn đã hiện diện từ ngày thứ hai đầu tuần. Ngay cả với các món ăn mà bạn cảm thấy nghi ngờ đã bị ôi thiu thì cũng đừng “tiếc của” hay “ăn ráng ăn nốt” mà hãy thẳng tay cho vào thùng rác!

Sau khi tủ lạnh đã sạch sẽ và khô ráo, hãy cắm điện trở lại và để tủ lạnh hoạt động trong khoảng 30 phút trước khi cho thức ăn vào. Trong thời gian chờ tủ lạnh tạo nhiệt độ cần thiết, bạn nên dùng khăn ẩm lau sạch những chiếc hộp đựng. Khi đặt vào lại, bạn cũng nên theo hướng dẫn sau:

Dùng các hộp nhỏ để đựng để trái cây, rau, thịt, phômai và để đúng các vị trí như hướng dẫn của nhà sản xuất.

Gói thịt, gia cầm và hải sản thật kín để tránh “lây lan” mùi ra các thức ăn khác.

Những thức ăn dễ hỏng như thịt, những sản phẩm chế biến từ sữa hay trứng nên để sâu vào bên trong vì nhiệt độ ở phía gần cửa tủ lạnh dễ bị biến động khi bạn đóng mở tủ lạnh.

Các hư hỏng thường gặp
Tủ lạnh hoàn toàn không lạnh
Ổ điện cắm có tốt không.

Phích cắm điện của tủ lạnh đã gắn chặt vào ổ cắm chưa.

Cầu chì điện nhà có bị đứt hay cầu dao tự động ngắt mạch không.

Điện có bị cúp không.

Tủ lạnh kém lạnh
Các hong gió bên trong tủ lạnh có bị che chắn.

Tủ lạnh chứa quá nhiều đồ bên trong.

Núm điều chỉnh nhiệt độ để ở số “1”.

Tủ lạnh bị ánh mặt trời chiếu vào, đặt gần bếp hoặc nguồn phát nhiệt.

Cửa có đóng kín không?

Cửa tủ lạnh có thường xuyên mở/đóng. Có để vật nóng trong tủ lạnh không?

Tủ lạnh có được đặt ở nơi thông thoáng.

Thực phẩm trong ngăn trữ bị đông lại
Núm điều chỉnh nhiệ độ để ở số “5” hoặc lớn hơn.

Nhiệt độ môi trường xung quanh dưới 5 độ C.

Có phải bạn để thực phẩm có độ ẩm cao lại đặt gần vách bên trong tủ lạnh nên nó dễ bị đóng băng.

Tủ lạnh chạy ồn
Nền nhà có bằng phẳng và vững chải không.

Bạn có để khay đĩa xung quanh tủ lạnh không.

Có thể tủ lạnh không cân bằng, đụng vách.

Hơi nước đọng bên ngoài tủ lạnh
Đôi khi hơi nước ngưng tụ bên ngoài tủ lạnh đặt biệt khi thời tiết ẩm ướt hay vào mùa mưa. Cũng giống như hiện tương hơi nước tươm ra bên ngoài ly nước lạnh. Đây không phải là sự cố, chỉ cần dùng vải khô lau sạch.

Hơi nóng phát ra từ máy nén ( lốc )
Trong điều kiện hoạt động bình thường, nhiệt độ máy nén có thể lên đến 90 độ C. Đây hoàn toàn không phải là sự cố.

Hơi nóng phát ra từ hai bên vách tủ lạnh
Dàn nóng được đặt phía sau lớp vỏ ngoài và tỏa nhiệt ra xung quanh. Với điều kiện hoạt động bình thường, nhiệt độ vỏ tủ lạnh có thể đạt từ 34 độ C đến 50 độ C.

Đơn vị sửa tủ lạnh Panasonic uy tín
Khi tủ lạnh Panasonic bị hư hỏng quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 028.6273.2222 – 0902.563.208 để được tư vấn sửa tủ lạnh hoàn toàn miễn phí.

Kỹ thuật viên có mặt hỗ trợ sửa chữa ngay khi tiếp nhận được thông tin.

Chuẩn đoán đúng bệnh, báo đúng giá theo quy định của công ty.

Dán tem bảo hành ngay sau khi sửa chữa, xuất hóa đơn khi thanh toán.

Chế độ bảo hành dài hạn, đội ngũ chăm sóc khách hàng sẵn sàng đón tiếp quý khách hàng qua tổng đài 028.6273.2222 – 0902.563.208 kể cả thứ bảy – chủ nhật và ngày lễ.

LIÊN HỆ SỬA TỦ LẠNH TẠI NHÀ

HOTLINE 028.6273.2222 – 0902.563.208

Back to top button