Hướng dẫn sửa bo mạch điều hòa đúng cách, nhanh chóng
Bên trong Điều Hòa là mạch điều khiển các thiết bị hoạt động của điều hòa hay còn gọi là vi xử lý rất quan trọng trong việc sửa chữa và thay thế, Mạch điều hòa khi hỏng hóc có khá nhiều trường hợp có thể xảy ra, khá phức tạp, chính vì thế mà mạch điều khiển điều hòa phức tạp khó với giá thành lại cao, để sửa chữa được những mạch với nhiều ban bệnh lại cần sự am hiểu kinh nghiệm trong lĩnh vực vực sửa mạch ĐIỀU HÒA. Ðiện Lạnh 5S gửi đến bạn cách hướng dẫn sửa bo mạch điều hòa, cùng tham khảo nhé!
Mục lục bài viết
Hỏng hóc (pan) và cách sửa bo mạch điều hòa
Pan mất nguồn
Nguồn biến thế cách ly
Nguồn 5V bị yếu
Đo nguồn 5V nhưng giá trị thấp hơn 5V làm mất điện áp làm việc của linh kiện nên gây tình trạng mất nguồn. Thiếu 5V do những nguyên nhân sau:
- Nguồn 12V yếu: Do chập tải nguồn 12V như: linh kiện đấu lên nguồn 12V, tụ lọc 12V, IC ổn áp 7812, transistor công suất nguồn, cuộn dây relay 12V, cổng đảo, zener 12V v . v . . . Ngoài ra nguồn 12V yếu cũng có thể do áp ra của biến thế không đúng.
- Chập tải 5V: Các IC đấu lên nguồn 5V bị chập như IC ổn áp 7805 , IC cổng đảo dùng 5V, zener 5V, opamp, IC reset, vi điều khiển, tụ lọc 5V bị chập…
Cách sửa:
- Để thang đo điện trở x100 rồi đo ở chân số 2 và 3 của ic ổn áp 7805 hoặc tụ lọc 5V để xem tổng trở phần 5V xem có chập hay không, thông thường nếu không chập thì khi đo tổng trở này trên 3 KΩ( nhớ đảo kim). Nếu tổng trở bình thường ta hút 7805 ra, ta đo chân và 2 trên Board của IC này xem có 12V vào ổn áp chưa. Trong trường hợp chưa có 12V vào ổn áp ta kiểm tra phần nguồn 12V. Nếu đã có 12V vào ổn áp rồi ta cấp nguồn giả 5V của nguồn khác vào 2 chân tụ lọc 5V sau đó tìm linh kiện bị chập . Thông thường linh kiện bị chập ta sờ sẻ thấy nóng khi board có điện.
- Trường hợp chưa có 12V vào ổn áp việc đầu tiên ta làm là hút 7805 ra . Sau đó đo tổng trở giống phần 5V. Nếu tổng trở bình thường có nghĩa áp vào trước ổn áp 12V đang thiếu, ta kiểm tra từ biến thế đến IC 7812. Nếu tổng trở thấp có nghĩa là đang chập tải 12V, ta lại cấp nguồn giả để xác định linh kiện bị chập.
- Trong trường hợp không có nguồn giả ta sờ tất cả linh kiện phần nguồn đang chập xem có linh kiện nào nóng không . Nếu không phát hiện ra ta phải hút bỏ chân Vcc và GND của từng linh kiện để xem linh kiện nào gây sụt áp.
Mất 5V
Trường hợp này có những nguyên nhân chính sau:
- Nổ cầu chì, chập bảo vệ quá áp .
- Hư biến thế.
- Đứt mạch.
- Chập tải rất nặng kéo 5V thẳng về mass: trường hợp này xảy ra không nhiều, thông thường chỉ chập 2, 3 linh kiện.
Cách sửa:
- Đo cuộn sơ cấp xem có 220V không. Nếu không có ta kiểm tra các linh kiện phía trước như cầu chì, bảo vệ quá áp ( ZNR), mạch in, dây cắm… Nếu có 220V vào cuộn sơ cấp rồi thì ta đo xem cuộn thứ cấp có áp ra không. Nếu không có là biến thế hư, ta thay thế biến thế mới tương ứng.
- Nếu đã có áp ra cuộn sơ cấp biến thế ta đo tại chân 1 và 2 của 7812 xem có 12V vào ổn áp hay chưa. Nếu chưa có ta kiểm tra diode cầu, mạch in. Nếu có 12V vào ổn áp rồi ta kiểm tra 7812 và kiểm tra phía 5V . Kiểm tra mạch in từ 7812 đến 7805 có đứt không . Cuối cùng ta kiểm tra IC 7805.
Có 5V nhưng vẫn mất nguồn hướng dẫn sửa bo mạch điều hòa
Pan này do những nguyên nhân và phương pháp sửa sau đây:
Phím Power hư, mạch phím bị hở mạch ( đứt hoặc diode hư), led bị rò, phím rò: hút phím ra để thang x10K đo xem phím nào hư và rò để thay thế. Phím Power thông thường được đấu theo 2 nguyên lý như hình dưới:
Ở hình a: ta để thang đo 10VDC, que đen ở mass nguồn 5V, que đỏ vào chân nút Power ( chân nối về khiển) rồi bấm nút xem có sụt áp không, thông thường mạch không hư thì khi bấm sẻ sụt áp về mass. Nếu không sụt áp là do hở mạch phím (chết diode, led rò, đứt mạch) hoặc vi điều khiển chưa chạy (khiển chưa chạy thì phải xem những thông số: thạch anh, 50Hz, Stop, nguồn và mass cấp cho khiển).
Ở hình b: ta đo áp trực tiếp tại 2 đầu phím xem có áp hay không, nếu không có áp thì bị hở mạch hoặc VĐK chưa chạy. Thông thường phải có áp trên nút (1 đầu nút được khiển tích cực cao, đầu còn lại được khiển tích cực thấp) và lúc bấm nút áp sẻ thay đổi.
Không nhận được tín hiệu Power từ remote:
Mắt hư, mạch nhận tín hiệu remote hư hoặc remote hư . Đầu tiên ta kiểm tra remote bằng cách dùng chức năng chụp hình trên điện thoại di động: bật chụp hình sau đó đưa led phát của remote vào thẳng mắt của điện thoại rồi bấm remote, nếu thấy trên màn hình điện thoại chụp hình màu hồng hồng thì remote còn tốt. Nếu remote còn tốt ta kiểm tra mắt nhận: mắt nhận có chân là nguồn 5V, mass và chân tín hiệu. Ta đo xem đã có 5V vào mắt hay chưa, nếu chưa có thì kiểm tra lại mạch và dây dẫn. Khi đã có 5V trên mắt ta đo áp chân tín hiệu với mass rồi bấm remote => kim dao động từ 2V đến 3V => mắt nhận vẫn tốt. Nếu kim đồng hồ không dao động thì mắt nhận đã hư .
Thạch anh hư:
Thông thường người thợ sửa board khi thấy đã có 5V mà không lên nguồn người ta thay thạch anh đầu tiên. Dùng đồng hồ đo tần số để xem thạch anh có dao động đúng với tần số mặc định ghi trên thạch anh hay không, nếu dao động sai thì thạch anh hư.
Mất IC nhớ:
Một số hãng máy lạnh và máy giặt theo thiết kế của Trung Quốc hiện nay thiết kế nếu mất EEPROM sẻ gây mất nguồn. Nếu phần EEPROM này lỗi, khi mở nguồn sẻ báo lỗi ngay.
IC reset hoặc mạch reset hư:
Mỗi IC reset có giá trị reset khác nhau, ta đo áp trên chân mass và out của IC reset mà không đúng với giá trị của IC cần để reset thì IC reset hư hoặc mạch reset đang có vấn đề. Mạch reset thì khá đơn giản gồm IC reset kết hợp tụ lọc hoặc sử dụng tụ kết hợp với điện trở để reset. Với các dòng máy hiện giờ đa số sử dụng reset mức thấp, cách test phần reset này khá đơn giản: hàn 1 sợi dây vào chân reset của VĐK rồi chích về mass ( gọi là reset ằng tay) thì mạch đưc reset.
Mất đường 50Hz hoặc 100Hz :
Ta để đồng hồ ở thang đo Hz, que đen ở GND nguồn còn que đỏ đo từng điểm mà đường 50Hz này đi qua, cho đến khi có 50Hz về khiển thì dừng. Nếu mất đường này thì đa số các dòng máy lạnh, máy giặt sẻ mất nguồn, đường 50Hz này có tác dụng giúp VĐK điều khiển kích triac đóng mở đúng thời điểm.
Mất đường Inter (STOP)
Đường này dẫn tín hiệu 5V về VĐK, ta đo ngay chân C của transistor dẫn đường Stop xem có 5V hay chưa, nếu chưa có thì kiểm tra đường mạch và thay thế transistor mới. Tụ lọc 103 bị rò gây nguồn bị chập chờn, điện trở 10K đấu vào chân B transistor bị tăng trị số cũng gây nên tình trạng nguồn ngắt mở liên tục.
Chưa có áp VDD và GND cho VĐK hoặc chết vi điều khiển:
Chưa có áp cho khiển hoạt động đa phần là do đứt mạch (nguồn đã có 5 V) . Nếu vi điều khiển chết thì khi ta cấp nguồn 5V cho khiển, lấy tay sờ vào khiển sẻ thấy ấm nóng . Nếu VĐK bị chập nguồn, ta hút chân VDD và GND của VĐK ra rồi đo sẽ thấy giá trị điện trở rất thấp, tầm vài chục đến dưới 300Ω ( nếu không chập thì giá trị tổng trở của khiển trên 1 KΩ) . Các Pin khác của khiển ta cũng đo tương tự để xem có bị chập pin hay không .
Nếu các trường hợp trên ta đã xữ lí hết và các thông số đều đầy đủ mà mạch không lên nguồn thì khả năng cao là do vi điều khiển (trong trường hợp sờ không thấy nóng), cách giải quyết cuối cùng là thử thay khiển khác vào để biết kết quả.
Nguồn switching
Mất điện áp ra: nguyên nhân chính là do chết IC nguồn (IC công suất và IC dao động), nổ cầu chì
Cách sửa:
- Kiểm tra cầu chì và bảo vệ quá áp (ZNR) .
- Kiểm tra IC nguồn (IC công suất và IC dao động ).
- Đo điện trên tụ 300V, nếu mất 300v thì kiểm tra cầu chì, bảo vệ quá áp, diode cầu, mạch in, điện trở sứ hạn dòng…
- Đo trở kháng trên tụ 300V ( trước khi đo nên xã hết điện trên tụ để tránh giật và hư đồng hồ), để thang x1 rồi đo 2 lần ( đảo kim) một chiều kim lên và 1 chiều kim không lên thì trở kháng bình thường => IC công suất không chập.
- Nếu là IC nguồn thì ta đo trở kháng giữa 2 chân D và S của IC đó, cũng đo 2 lần (đảo kim) 1 chiều lên và 1 chiều không lên thì IC nguồn không chập DS ( IC nguồn hay bị chập DS). Trong trường họp có 300V và IC nguồn không chết thì ta tiếp tục kiểm tra: điện trở mồi, diode zener nối Vcc (nếu có), kiểm tra chân về nguồn 300V của IC nguồn có 12V hay chưa, đo áp ở chân G của IC nguồn xem có dao động hay chưa. Nếu đo trở kháng thấy bị chập thì IC nguồn chập => diode cầu bị chập => mất 300V trên tụ nguồn.
- Khi lắp IC công suất nguồn mới vào cần xả tụ 300V trước khi lắp.
- Kiểm tra opto vì opto chết thì c ng gây nên mất điện p ra
Điện áp ra yếu:
Nguyên nhân là do feedback (hồi tiếp) sớm . Ta cần kiểm tra các linh kiện trên đường hồi tiếp: 431, opto, các điện trở đấu với opto và 431
Điện áp ra cao: nguyên nhân là do feedback ( hồi tiếp) trễ. Kiểm tra các linh kiện tương tự điện áp ra yếu .
Pan máy lạnh hướng dẫn sửa bo mạch điều hòa
Pan 1: Không đá Block
Nguyên nhân: hư sensor, mất tín hiệu điều khiển từ VĐK, hư relay, mất 12V ra relay…
Cách sửa:
- Kiểm tra sensor trước, đo giá trị điện trở của sensor phải đúng với giá trị của nhà sản xuất.
- Kiểm tra có 12V tại cuộn dây của relay.
- Kiểm tra điện trở từ cuộn dây về cổng đảo.
- Kiểm tra cổng đảo.
- Kiểm tra có đứt mạch phần đá block .
- Trong trường hợp relay đóng tiếp điểm rồi nhả là do tiếp điểm trong relay dơ, muốn kiểm tra trường hợp này ta đấu tắt chân COM và NO lại mà thấy Block đóng b ình thường thì ta thay relay mới.
Pan 2: Bấm remote không ăn.
Nguyên nhân: remote hư, mắt nhận hư, không có áp làm việc cho mắt nhận, mạch nhận tín hiệu bị đứt…
Cách sửa:
- Kiểm tra remote bằng cách dùng điện thoại di động xem có tín hiệu từ remote hay không .
- Đo tại chân mắt nhận xem có 5 V cấp cho mắt hoạt động chưa .
- Đo chân tín hiệu của mắt với chân 5 V rồi bấm remote xem có dao động trên đồng hồ hay không .
- Nếu không có thì mắt nhận hư, còn nếu có dao động có nghĩa là mắt đã nhận được tín hiệu từ remote.
- Dò từ chân tín hiệu của mắt về đến khiển xem có đứt mạch hay không và kiểm tra các linh kiện trên đường mạch đó
Pan 3: Quạt dàn lạnh không chạy. hướng dẫn sửa bo mạch điều hòa
Nguyên nhân: quạt hư, tụ đề quạt hư, mạch quạt hư, chưa có đường 50Hz về VĐK, chết chân lệnh hoặc chết VĐK…
Cách sửa:
- Kiểm tra tụ đề quạt đầu tiên trong các b ệnh liên quan tới quạt dàn lạnh.
- Kiểm tra quạt bẳng cách đấu tụ kích rời và dùng điện 220V test.
- Mạch điều khiển quạt gồm nhiều linh kiện: triac ( phototriac hoặc SSR), opto, cổng đảo… Ta nên kiểm tra các linh kiện và điều kiện để các linh kiện này hoạt động. Nếu mạch dùng opto kết hợp với triac ta đấu tắt chân 3 và 4 của opto lại xem quạt có chạy hay không. Nếu quạt chạy bình thường thì triac, tụ đề và quạt không hư. Nếu quạt không chạy ta kiểm tra lại đường mạch từ chân 3 và 4 của opto đến những linh kiện nào rồi kiểm tra linh kiện đó, sau đó kiểm tra triac, tụ đề quạt và quạt.