Google dịch nói bậy khiến cộng đồng cười ra nước mắt
Google và công cụ Google dịch ngày càng được người dùng sử dụng phổ biến. Nhiều người còn đặt trọn niềm tin vào Google với câu cửa miệng “Không biết thì tra Google, từ đó Google được nâng lên một tầm mới khi mọi người quen gọi chị Google, bác Google. Tuy nhiên “ở trong chăn mới biết chăn có rận” càng dùng càng phát ra nhiều điều thú vị, thi thoảng lại có tình huống khiến người dùng “dở khóc dở cười” đó là khi Google dịch nói bậy. Nghe có vẻ hơi sốc nhưng đây đúng là sự thật!
Google Translate – công cụ dịch thuật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Nội dung chính
1 Google dịch là gì?2 Vì sao Google dịch nói bậy?3 Tình huống oái oăm xảy ra với Google dịch4 Những lần Google dịch “nói bậy” không thể đỡ nổi5 Google dịch trở thành nhà tiên tri6 Google dịch và màn “troll” của người dùng7 Chị Google bắt lỗi nhạc Việt8 Google dịch và rắc rối của những du khách nước ngoài9 Dở khóc dở cười khi đặt đồ ăn qua Grab10 Dùng Google map cũng gặp tình huống khó đỡ
Google dịch là gì?
Google dịch hay Google translate là công cụ dịch thuật trực tuyến cung cấp bởi Google. Công cụ này giống như một thông dịch viên có mặt 24/24 để sẵn sàng hỗ trợ người dùng bất cứ khi nào chỉ cần kết nối internet. Với hơn hơn 100 ngôn ngữ khác nhau, có thể dịch theo nhiều phương tiện như thông qua văn bản, giọng nói, hình ảnh.
Google dịch có độ chính xác cao nhưng không phải là tuyệt đối bởi công cụ này hoạt động dựa vào cơ chế sự hỗ trợ của cộng đồng; cụ thể là phụ thuộc vào sự đóng góp xác minh từ chính người sử dụng. Nhờ có Google dịch việc trao đổi thông tin giữa các nước khác nhau được dễ dàng hơn.
Công cụ này cũng trở nên cần thiết đối với những người thường xuyên đi du lịch hay không thông thạo ngoại ngữ.Có nhiều cách để sử dụng Google dịch như: sử dụng như địa chỉ Web, tích hợp vào trình duyệt dạng Add-On hay App…
Nhờ có Google dịch việc trao đổi thông tin giữa các nước khác nhau được dễ dàng hơn.
Vì sao Google dịch nói bậy?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần biết rằng trong Google dịch có một mục cộng đồng. Trên website của mình, Google cũng phát biểu về chức năng của công cụ này: “Bạn có thể giúp cho các bản dịch của chúng tôi tốt hơn và thậm chí thêm những ngôn ngữ mới với tư cách là thành viên của Cộng đồng Google Dịch.”
Ngoài ra với một số từ ngữ mới ít gặp, Google sẽ yêu cầu sự đóng góp từ chính người dùng để hoàn thiện hơn. Chính điều này đã vô tình tạo nên lỗ hổng cho những bản dịch sai thậm chí là cho ra kết quả Google dịch nói tục tiếng việt. Đây cũng chính là lý do xuất hiện những câu dịch nghĩa “không đỡ được” khiến người dùng không khỏi “nóng mặt”.
Google dịch nói bậy khiến người dùng tím mặt
Tình huống oái oăm xảy ra với Google dịch
Cách sử dụng Google dịch không hề phức tạp, người dùng có thể truy cập vào website Google dịch hoặc tải ứng dụng này về điện thoại. Mỗi khi cần dịch một ngôn ngữ nào đó, bạn chỉ cần hỏi “chị Google” bằng cách gõ văn bản cần dịch, hoặc tìm kiếm bằng giọng nói; và chỉ sau một cú click chuột sẽ có ngay kết quả cho bạn.
Bạn đã bao giờ gặp tình huống oái oăm với Google dịch chưa? Trong một lần tình cờ, người dùng dịch văn bản lại Google Translate cho ra một kết quả “dụi mắt cũng chẳng tin”, và rồi tin tức lan truyền khiến cộng đồng mạng sôi sục. Nhiều người chỉ nghĩ rằng đây chỉ là trò đùa câu like; nhưng khi đích thân kiểm chứng lại “ngã ngửa” ra, không tin vào mắt mình khi bị chị Google “xài xể” không thương tiếc.
Những lần Google dịch “nói bậy” không thể đỡ nổi
Với niềm tin mãnh liệt vào Google, liệu rằng sau khi xem các bức hình dưới đây mọi người có bị “vỡ mộng” vì đặt niềm tin nhầm chỗ không nhỉ?
Sau khi “nhắc nhẹ” người dùng phải dùng câu từ chính xác thì chị mới dịch được, còn sai chính tả chị Google dịch bậy ráng chịu. Trong một tình huống khác chỉ ghi thiếu một chữ cái chị Google liền buông lời cay đắng. Không lẽ nghĩa của từ “helo” sau khi được dịch là đoạn văn bản tiếng Việt bên dưới? Thật không thể tin nổi.
Tra từ không ra kết quả lại còn bị chửi ngược lại
Ở một diễn biến khác được người dùng chia sẻ, khi dịch từ tiếng Anh “go o morning” sang tiếng Việt, thì người dùng lại nhận được kết choáng váng không kém.
Khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì Google đều trả về những bản dịch hết sức “tím mặt”, gây khó chịu cho người dùng. Liệu rằng thử dịch một từ khác từ nghĩa tiếng Việt sang tiếng Anh xem tình hình có khả quan hơn hay không.
Nghĩa tiếng Anh của từ “thông thoáng” là gì các bạn ơi. Ai biết thì giải đáp hộ chị Google với, hệ thống quá tải dịch không kịp luôn!
Việc Google dịch nói bậy khiến người dùng vô cùng bức xúc. Sẽ càng nóng mặt hơn khi khi lỡ tay bấm vào nút phát âm thanh trên màn hình và từ dịch bậy bạ được đọc lên. Nếu có ai nghe thấy Google nói tục tiếng Việt thì đúng là không thể chấp nhận được.
Google dịch trở thành nhà tiên tri
Google dịch nói bậy một phần là do sự đóng góp không chính xác từ phía cộng đồng. Cùng với đó là quá trình xác nhận các dịch thuật đó không đúng nghĩa nhưng vẫn được chấp nhận, dẫn đến những hậu quả trên.
Ngoài việc Google dịch bậy bạ, người dùng còn phát hiện Google lại gặp lỗi như kiểu bị ma nhập khi liên tục cho ra các kết quả khó hiểu giống như lời tiên tri rùng rợn vậy.
Một từ “ag” lặp lại liên tục lại được dịch thành một câu hoàn chỉnh “Theo như kết quả tổng số con trai của bộ lạc Gershon là 50,000”
Kết quả của từ “dog” theo Google tiên tri là ngày tận thế sắp diễn ra khi đồng hồ tận thế điểm 12 giờ vào 3 phút nữa
Những lời tiên tri của Google dịch khiến người đọc lạnh sống lưng
Thật ra đây chỉ là những lỗi kỹ thuật của Google được người dùng phát hiện và trở thành đề tài bàn tán sôi nổi một thời. Cho đến thời điểm hiện tại, những lỗi này đã được khắc phục để cho ra kết quả chính xác hơn, những từ không có nghĩa hoặc chưa được cập nhật sẽ không cho ra kết quả.
Được biết, đây không phải lần đầu tiên những vụ việc như trên được ghi nhận. Trước đó, cộng đồng mạng cũng từng ngạc nhiên khi dịch từ tiếng Anh “Nicki Minaj” (tên một nữ rapper nổi tiếng) sang tiếng Việt là “Đàm Vĩnh Hưng” hay từ “thông thoáng” khi dịch kết quả được trả về “ai biết”.
Google dịch và màn “troll” của người dùng
Tuy nhiên khi khám phá ra điều thú vị từ giọng nói của Google dịch, nhiều người dùng không chỉ thuần tuý sử dụng Google translate vào việc dịch văn bản, hay học theo cách phát âm đúng chuẩn phiên bản nước ngoài. Nhiều người còn xem chức năng này như một trò giải trí vì giọng đọc ngô nghê có phần hài hước của “bà chị Google” đem lại cảm giác tấu hài cực mạnh cho người nghe.
Thử troll chị Google xem sao
Chị Google bắt lỗi nhạc Việt
Giải trí cùng chị Google nhé
Trên mạng xuất hiện nhiều clip trêu ngược lại chị Google hát dở như một màn troll nhẹ khi chị google chửi bậy bạ, google dịch “mất dạy”. Cách thực hiện khá thú vị khi nhập nguyên một đoạn bài hát đủ các thể loại từ nhạc thiếu nhi, nhạc trẻ, cải lương thậm chí là rap chị google đều cân được hết. Với cái giọng đều đều lệch cao độ khi chị Google cất tiếng hát thì một tràng cười đau bụng vang lên. Xem ra cách xả stress này cũng khá thú vị.
Chị Google hát Anh cứ đi đi cực bá đạo
Ngoài việc chị Google dịch bậy bạ khiến nhiều bậc phụ huynh phải kiểm soát chặt chẽ việc học khi con em sử dụng tính năng dịch thì giọng chị Google còn còn trở thành “bà kẹ” hù dọa trẻ con. Thật không ngờ khi ba mẹ nói “rát cổ bỏng họng” con không nghe nhưng khi chị Google cất lời đứa trẻ liền trở nên ngoan ngoãn.
Chị Google khiến đứa trẻ nghịch ngợm nghe lời răm rắp
Có những bậc phụ huynh còn hài hước hơn khi copy hẳn một câu chuyện cổ tích vào Google dịch để có chuyên mục kể chuyện cho bé nghe mỗi ngày mà chẳng cần hụt hơi tốn sức nói liên tục.
Cũng nhờ vào chị Google mà cộng đồng có hẳn một trò chơi “xịn sò” để giải khuây trên Facebook khiến nhiều người hứng thú lần mò vào xem thử chị Google phán về mình như thế nào. Trò chơi này chỉ mang tính chất giải trí nếu kết quả có như thế nào thì mọi người đừng giận chị Google nhé.
FunQuiz cùng Google dịch không các bạn
Từ những thông tin trên có thể hiểu rằng việc Google dịch nói bậy, “chơi xỏ” người dùng hay hệ thống dịch của Google Translate có lỗi là không chính xác. Lỗi trên xuất phát từ khâu cập nhật thông tin cho tới đội ngũ duyệt các từ khóa xuất hiện trên trang. Thực tế cho thấy, không chỉ tại Việt Nam, mà các nước khác cũng gặp những tình huống tương tự như vậy.
Google dịch và rắc rối của những du khách nước ngoài
Không chỉ phổ biến tại Việt Nam, Google dịch là một tiện ích được nhiều nước Anh, Mỹ ưa chuộng sử dụng trong cả việc học tập và giải trí, trở thành một phần không thể thiếu của họ. khi đến những miền đất xa lạ, du khách thường mang theo những quyển cẩm nang bỏ túi, kèm theo một số câu giao tiếp thông dụng. Ngày nay, du khách ra nước ngoài đã có nhiều cách để giao tiếp với người dân địa phương hơn, đặc biệt là những quốc gia tiếng Anh không phổ biến. Để biểu đạt những điều mình muốn nói, một số du khách còn vận dụng cử chỉ tay chân và biểu cảm trên gương mặt mình để thay thế cho ngôn ngữ nói. Ngày nay với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, những chuyến đi du lịch nước mọi người không cần mất thời gian tìm kiếm, thay vào đó họ tìm kiếm bản dịch thông qua Google Translate.
Ngày nay, khách du lịch thường dùng Google map kết hợp với Google dịch để thuận tiện cho việc tìm đường và giao tiếp
Không thể phủ nhận những tính tiện lợi mà Google dịch mang lại, thế nhưng đã có rất nhiều các trường hợp khách du lịch rắc rối khi Google dịch sai nghĩa thậm chí là vô cùng “muối mặt” khi giao tiếp với người khác.
Jane Holland là du khách đến từ Wiltshire, vì sự bất đồng ngôn ngữ nên anh cần sự trợ giúp bởi Google translate và có một phen đỏ mặt, du khách này chia sẻ:“Chủ nhà trọ cho tôi đi nhờ vào trung tâm thành phố, tôi muốn khen chiếc xe của ông ấy có lớp đệm ghế rất trang nhã”. Toàn bộ cuộc trò chuyện diễn ra trơn tru với Google Translate, cho đến khi dịch cụm từ “Ông có một chiếc xe thật đẹp” được diễn giải thành “Ông có một chiếc ‘của quý’ thật đẹp”.
Ở một trường hợp khác, cô gái tên Jane muốn khen chiếc ôtô của chủ nhà khi họ cho cô quá giang, nhưng phần mềm dịch lại hiểu nhầm ý của cô thành ý của cô ra một lời khen khiếm nhã về “của quý”.
World Cup là sự kiện thể thao toàn cầu đưa người dân từ khắp nơi trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Nhưng rào cản chính là có tới 6.500 ngôn ngữ và để giải bài toán khó về giao tiếp, du khách thường dùng phần mềm dịch ngôn ngữ, phổ biến nhất là ứng dụng Google dịch. Tuy nhiên, ứng dụng này không phải lúc nào cũng dịch chính xác.
Michael Holden, đến từ Bristol, Anh: “Tôi muốn một chiếc bánh sừng bò, nhưng ứng dụng này không hiểu tôi nói gì. Thay vì một cốc cà phê, nó hỏi cô bồi bàn về chuyến cưỡi lạc đà. Thực lòng tôi không biết làm sao khi mọi thứ có thể sai lệch đến thế”.
Michael không phải người duy nhất gặp rắc rối này. Riêng cổ động viên Anh, họ đã nói tới 41 giọng địa phương. Trừ thứ tiếng Anh mà Nữ hoàng nói, phần mềm dịch không thể diễn giải được nghĩa của bất kỳ giọng địa phương nào khác, Sputnik News nhận định.
Samuel Joans, một vị khách Anh đang ở trong viện và muốn được tiêm phòng. Samuel Joans cố gắng giải thích với y tá về tình trạng của mình. “Tôi vừa bị chó cắn”, Samuel nói tiếng Anh vào Google Translate trên điện thoại để dịch sang tiếng Nga. Nhưng y tá hỏi lại: “Anh đã ăn loại pizza nào vào bữa tối?”. Thật khó để biết được chính xác cụm từ nào đã bị dịch nhầm, nhưng cuối cùng Samuel cũng trao đổi được mong muốn của mình với cô y tá.
Nhiếu người dùng nhận thấy rằng phần mềm dịch tiếng Nga trôi chảy hơn trên điện thoại được sản xuất tại Nga. Điều này tương tự với tiếng Anh được dịch chính xác hơn trên điện thoại của người Anh. Dưới đây là một số cụm từ bị dịch sai khi thu giọng nói:
Tiếng Anh: “Tôi thích cháo” – Tiếng Nga: “Hiệp sĩ linh dương”
Tiếng Anh: “Làm thế nào để đến ga Samara?” => Tiếng Nga: “Sốt ketchup có phải người tốt không?”
Tiếng Anh: “Chúng tôi có thể bơi dưới sông Volga không?” => Tiếng Nga: “Tôi sẽ đi bơi với “cái ấy” của mình”.
Nói về câu chuyện nước ngoài nghe có vẻ xa xôi, ngay cả khi du khách du lịch tại Việt Nam cũng nhiều lần giật mình vì Google dịch nói bậy bạ khiến thông tin sai lệch hoàn toàn thậm chí là có những phen hoảng hồn. Các bạn hãy cùng Palda.vn khám phá tiếp nào!
Dở khóc dở cười khi đặt đồ ăn qua Grab
Mấy năm gần đây xe ôm công nghệ Grab đã khá quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là những bạn sinh sống ở các thành phố lớn, chắc hẳn đã có không ít lần sử dụng ứng dụng Grab để di chuyển. Đặc biệt khi đói bụng chẳng muốn ra ngoài giữ trời nóng bức thì chỉ cần lên ứng dụng đặt đồ ăn “khi nào đói có Grab lo”, chẳng bao lâu đồ ăn nóng hổi được ship tới ngay kèm theo đó là dòng tin nhắn siêu cute như “em đợi anh chút nhé, sẽ nhanh thôi…!” Bên cạnh đó cũng không ít bác tài nhắn vội vàng vì sợ khách huỷ đơn hoặc do thói quen nói tiếng vùng miền mà gõ sai chính tả.
Là người Việt, chúng ta chỉ cần đọc lướt qua nội dung cũng có thể hiểu được ý nghĩa và châm chước. Tuy nhiên việc viết sai chính tả kết hợp với Google dịch bậy lại là một câu chuyện khác khiến người đặt đồ gặp phải một phen hú vía, còn bác tài lại rơi vào tình huống bị hiểu lầm khó đỡ, khó mà giải thích cho khách hàng hiểu được, thậm chí còn bị huỷ đơn. Lỗi này do ai?
Trên Facebook có một câu chuyện được chia sẽ khi khách nước ngoài đặt đồ ăn online trên ứng dụng Grab và nhận được tin nhắn “kinh hoàng” của anh shipper. Một thân một mình giữa nơi đất khách quê người, khi vị khách đó nhờ tới sự trợ giúp của người quen thì lại không liên lạc được, khiến sự việc hiểu lầm càng thêm trầm trọng. Dưới đây là mẫu tin nhắn sau khi vị khách đó đã liên lạc được với người quen và kể lại sự việc đã xảy ra.
Đoạn tin nhắn đặt đồ ăn vẫn ổn cho đến khi Google dịch sai nghĩa khiến khách hàng hiểu nhầm
Chuyện là vào một đêm khuya khoắt, vị khách này đói bụng lại chẳng thông thạo đường xá Việt Nam nên đã quyết định đặt đồ ăn online qua ứng dụng Grab với niềm hy vọng thức ăn sẽ giao nhanh để thoả mãn cơn đói đêm khuya. Mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường cho đến khi tài xế Grab nhắn tin nhắn cho khách để khách bớt sốt ruột khi chờ đợi với nội dung là “Toi xe dao som cho ban.”
Vì viết sai chính tả tiếng Việt nên sau khi dịch sang nghĩa tiếng Anh khách hàng sợ hãi và huỷ chuyến trong đêm
Đọc đến đây, dù có hơi lỗi về cú pháp nhưng các bạn vẫn có thể hiểu ý của tài xế là “Tôi sẽ giao sớm cho bạn.” Nhưng vị khách nước ngoài không hiểu và nhờ tới sự hỗ trợ của Google Translate xem ý nghĩa của câu nói này là gì. Và kết quả là không ăn uống gì nữa, nhịn đói đi ngủ, huỷ đơn không chút do dự, còn được tặng kèm một phen “hú hồn” trong đêm khuya. Chắc chắn đêm nay sẽ là một đêm dài sợ hãi khi nhớ đến câu nói của tài xế và lỡ dại cho địa chỉ nhà mất rồi, không biết có ai đột nhập vào nhà không nữa.
Cũng là câu chuyện về ứng dụng Grab thông qua Google dịch để hiểu đối phương muốn nói điều gì. Thế nhưng, lần này google dịch nghĩa bậy bạ nhưng tình hình vẫn khả quan hơn anh đặt hàng đêm khuya xém doạ “giết” kia rất nhiều.
“Grab dã dên” lại thiếu dấu “đ” mất rồi google dịch cũng đoán sai là phải
“Grab dã dên” – “Grab đã đến” và khi Google dịch nghĩa lại là “Grab đã đến nơi hoang dã”. Vậy đồ ăn mà khách hàng cần nằm ở đâu vậy? Ở cánh rừng nào đó chăng? Người ta có câu “mượn rượu tỏ tình” không biết đã “mượn Grab tỏ tình” thành công chưa?
Thay vì đợi em tí – Wait for me được dịch thành I love you
Dùng Google map cũng gặp tình huống khó đỡ
Cũng giống như Google dịch, Google Map là cũng một công cụ khá tiện ích. Bộ đôi này không thể thiếu dành cho những bạn đam mê du lịch, khám phá những địa danh, thắng cảnh trên khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là những chuyến du lịch nước ngoài lại càng không thể thiếu. Google map với tính năng ngày càng hiện đại, chỉ cần có kết nối wi-fi hoặc 3G là bạn có thể sử dụng để chỉ dẫn đường đi, định vị địa điểm, hiện đại hơn nữa là bạn có thể sử dụng giọng nói để giúp việc di chuyển dễ dàng hơn.
Thế nhưng không ít lần người dùng bị chị google “chơi xỏ” khi chỉ đường sai, nhất là đối với những ai “mù đường” khi đi du lịch, đến những địa điểm lạ. Nếu hỏi người dân không biết thì chỉ còn cách “tra google”. Ở nhà có đôi ba lần cãi ba mẹ, nhưng lời của chị Google thì lại rắp rắp nghe theo. Chị nói quẹo trái là phải quẹo trái, bảo đi thẳng là phải đi và rồi khi chị bảo đến nơi rồi thì giật bắn mình nhận ra mình đang đặt chân vào vùng đất “mới lạ” vô cùng chứ chẳng phải địa điểm đang cần tìm.
Cũng đôi khi vì tính năng gợi ý con đường ngắn nhất mà google chỉ, người dùng bỏ qua các yếu tố khác dẫn tới việc tài xế băng qua cả đồi, ruộng, đập nước. Thanh xuân đũng là những chuyến đi và thanh xuân là những lần “khờ dại” khi trót tin Google dẫn đường. Thế là người dùng đọc sai bản đồ hay do google định vị sai? Cách một dòng sông làm sao để đi tiếp hành trình dang dở đây?
Con đường gần ngay trước mắt mà xa tận chân trời, khóc không ra nước mắt khi chị Google dẫn đường, chỉ lối
Google là công cụ tìm kiếm đem lại cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời, cung cấp nhiều kiến thức hữu ích về mọi mặt trong cuộc sống, rút ngắn thời gian tìm kiếm khi cho ra các kết quả sát nhất với nội dung nhất. Thế nhưng, chẳng có gì là tuyệt đối, đôi lần vì google dịch bậy bạ, chỉ đường tào lao mà khiến người dùng dở khóc dở cười giống như những câu chuyện mà Palda,vn đã sưu tầm trên đây. Không biết khi đọc xong bạn có cảm thấy quen thuộc, hoặc đã gặp phải những tình huống tương tự những gì chúng tôi chia sẻ chưa? Hay bạn còn có những câu chuyện độc lạ hơn về chị Google khiến bạn ngậm ngùi không nói nên lời nữa thì đừng ngần ngại, hãy chia sẻ cho Palda.vn và mọi người cùng biết nhé!