Cường độ dòng điện là gì? Ứng dụng của nó như thế nào?
Cường độ dòng điện là gì? Cường độ dòng điện có công thức tính như thế nào? Là câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều từ quý bạn đọc trong thời gian qua. Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất hãy theo dõi những nội dung thông tin trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mục lục bài viết
Cường độ dòng điện là gì?
Theo định nghĩa, cường độ dòng điện là chỉ số Ampe kế giúp người dùng thấy được độ mạnh hay yếu của dòng điện. Điện càng mạnh thì cường độ dòng điện sẽ càng lớn và ngược lại. Hiểu một cách đơn giản cường độ dòng điện chính là số thành phần điện đi qua một đơn vị diện tích trong một thời gian nhất định.
Cường độ dòng điện có kí hiệu là I, I trong hệ SI. Đây là tên của một nhà vật lý học và toán học người Pháp André Marie Ampère. Đơn vị đo cường độ dòng điện được tính bằng đơn vị của Ampe có kí hiệu là A. Mỗi một ampe sẽ tương ứng với dòng chuyển động của 6,24150948. Ngoài ampe người ta còn sử dụng miliampe để đo cường độ dòng điện có kí hiệu là mA, 1mA=0.001A.
Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ gì?
Có rất nhiều thiết bị được sử dụng để đo cường độ dòng điện nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 dụng cụ sau đây:
Ampe kế
Ampe kế là thiết bị được nhiều người chọn lựa để đo độ mạnh, yếu của dòng điện. Người dùng dễ dàng nhận biết thông qua việc quan sát kết cấu của ampe. Mỗi một chiếc ampe đều có ghi đơn vị đo trên bề mặt, thiết bị có giới hạn đo cũng như chia thành nhiều mức độ khác nhau, có những chiếc chia độ nhỏ nhất là 0.5mA.
Để biết I là bao nhiêu trước hết bạn cần phải lựa chọn ampe kế có giới hạn đo và chia độ nhỏ nhất sao cho phù hợp; quan sát và đưa kim điều chỉnh về vạch số 0. Tiếp đến vẽ sơ đồ trên giấy sau đó mới mắc ampe kế với vật dẫn. Khi lắp bạn cần phải lắp chính xác để dòng điện đi vào từ cực dương và ra ở cực âm. Kim của ampe chỉ vào số nào trên màn hình thì đó chính là cường độ dòng điện. Cách đo cường độ dòng điện bằng ampe kế vô cùng đơn giản nên bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Lưu ý nhỏ cho bạn là không mắc trực tiếp vào các chốt của ampe kế với 2 cực của nguồn điện để tránh làm hỏng thiết bị.
Ampe kìm
Thiết bị được dùng để đo I của một thiết bị điện khi đang sử dụng.
Sử dụng ampe kìm để đo cường độ dòng điện bằng cách kẹp vào 1 dây cấp nguồn điện của thiết bị, khi đó I sẽ hiển thị trên màn hình nhờ vậy bạn dễ dàng quan sát và biết được độ mạnh, yếu của dòng điện.
Đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng cũng được sử dụng để đo cuong do dong dien. Để đo được bạn cần phải cài đặt chức năng phù hợp với nó. Thiết bị còn được dùng để đo dòng điện xoay chiều.
Công thức tính dòng điện xoay chiều
Để tính cường độ dòng điện bạn áp dụng công thức:
I = Q/t = (q1 + q2 + q3+…+qn)/t
Nhìn vào công thức bạn sẽ thấy cường độ dòng điện trung bình của 1 khoảng thời gian sẽ được định nghĩa bằng thương số điện lượng chuyển qua bề mặt trong khoảng thời gian đó và khoảng thời gian đang xét. Công thức tính cường độ dòng điện trung bình là:
Trong đó:
- Itb: Là cường độ dòng điện trung bình (A)
- ΔQ: Là điện trường chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian t©
- Δt: Là khoảng thời gian xét nhỏ.
Với cường độ dòng điện tức thời sẽ được tính theo công thức:
Trong đó:
- I: Là cường độ dòng điện
- P: Là công suất tiêu thụ của các thiết bị điện
- U: Là hiệu điện thế
Hoặc sử dụng công thức khác:
Trong đó:
- I là cường độ dòng điện kí hiệu là (A)
- U là hiệu điện thế có đơn vị U
- R là điện trở có đơn vị là Ôm.
Công thức tính cường độ dòng điện 3 pha
Có 2 cách tính cường độ dòng điện 3 pha đó là:
- Cách 1: Cường độ dòng điện 3 pha = P x 2 ( trong đó P là công suất của thiết bị sử dụng dòng điện). Cách tính cường độ dòng điện 3 pha này chỉ cho ra kết quả tương đốigần đúng của cường độ dòng điện.
- Cách 2: Cường độ dòng điện 3 pha được tính P/ (căn 3 x U x cosphi x hiệu suất). Trong đó P là công suất của thiết bị sử dụng dòng điện 3, U là điện áp (380). Đây là cách tính cho ra kết quả chính xác nhất của cường độ dòng điện 3 pha.
Phân loại cường độ dòng điện là gì?
Cường độ dòng điện dân dụng
Đây chính là dòng điện 1 chiều và được kí hiệu là DC: định nghĩa này trong kỹ thuật điện được tính là dòng dịch chuyển đồng hướng của các hạt mang điện bên trong môi trường dẫn điện.
Cường độ dòng điện một chiều có thể điều chỉnh tăng và giảm nhưng không có khả năng đổi chiều. Quy ước của dòng điện theo chiều dương (+) sang âm (-). Dòng điện này được tạo ra từ một số nguồn như: năng lượng mặt trời, pin,… Dòng này cũng có thể biến đổi qua lại nguồn DC – AC nhờ vào những mạch điện đặc thù.
Cách đo cường độ dòng điện 1 chiều:
Để đo điện áp dân dụng 1 chiều người ta thường sử dụng đồng hồ vạn năng kim với cách đo như sau:
Bước 1: Liên kết với dòng điện bằng cách cắm que đen vào đầu COM và que đỏ vào dấu “+”.
Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ nằm trong thang DC.A-250mA.
Bước : Ngắt kết nối nguồn điện của các mạch thí nghiệm
Bước 4: Tiến hành kết que màu đỏ của đồng hồ vào cực dương và que đen vào cực âm theo chiều của dòng điện. Sau đó mắc đồng hồ nối với thí nghiệm.
Bước 5: Bật nguồn điện cho mạch thí nghiệm
Bước 6: Xác định kết quả đo.
Cường độ dòng điện xoay chiều
Dòng điện xoay chiều là dòng có chiều và cường độ biến đổi tuần hoàn theo các chu kì thời gian nhất định. Dòng điện xoay chiều thường được tạo ra từ máy phát điện xoay chiều hoặc có biến đổi qua lại AC – DC nhờ những mạch điện đặc thù.
Chu kỳ của dòng điện được ký hiệu như sau: T ( khoảng thời gian dòng điện xoay chiều lặp lại vị trí cũ).
Tần số kí hiệu như sau: F (là sự nghịch đảo của chu kì dòng điện xoay chiều).
Ứng dụng của cường độ dòng điện là gì?
- Duy trì độ bền và an toàn cho các thiết bị điện
Mỗi một thiết bị điện đều có hạn mức cường độ dòng điện để thiết bị vận hành ổn định và an toàn cho người dùng. Để đảm bảo hoạt động của thiết bị người dùng cần biết được độ mạnh yếu của dòng điện để duy trì dòng điện ổn định và không vượt quá giới hạn cho phép.
Có nhiều cách để kiểm soát cường độ dòng điện, thường người ta sẽ lắp aptomat hoặc ổn áp. Thiết bị có tác dụng đo cường độ dòng điện và tự động ngắt khí máy móc, trang thiết bị trong nhà bạn hoạt động quá công suất hay khi có hiện tượng cháy nổ xảy ra..
- Đảm bảo sức khỏe và an toàn của người dùng
Khi cường độ dòng điện vượt quá mức cho phép gây ra các hiện tượng như cháy nổ, phóng điện,…nếu dòng điện này chạy trực tiếp vào cơ thể sẽ gây ra một số tác hại vô cùng lớn như tổn thương cơ bắp, cơ quan hô hấp,…thậm chí là tử vong. Lúc này cường độ dòng điện đóng vai trò cảnh báo mức độ nguy hiểm để người dùng tránh và có biện pháp xử lý kịp thời. Trị số của dòng điện xoay chiều 50-60Hz, an toàn là 10mA.
Với những thông tin trên đây chắc chắn đã giúp bạn trả lời được câu hỏi cường độ dòng điện là gì? công thức tính cường độ điện.
Tìm kiếm có liên quan:
- Cường độ dòng điện là gì Vật lý 7
- Mật độ dòng điện là gì
- Cường độ dòng điện cho biết gì
Nội dung liên quan: