Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Nguyên lý hoạt động của máy điều hòa không khí chi tiết A kiến thức mới năm 2023

Nguyên lý hoạt động của máy điều hòa không khí chi tiết A – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Khi chúng ta hiểu được nguyên lý hoạt động của máy điều hòa không khí thì đối với người thợ sửa chữa cũng trở nên đơn giản hơn. Còn đối với người sử dụng sẽ đảm bảo dùng đúng cách, bền.

Nguyên lý hoạt động của máy lạnh

– Khi bật máy điều hòa ở chế độ lạnh lên, quạt trong dàn lạnh sẽ chạy đèn tín hiệu có báo do lúc này nhiệt độ trong phòng được đo từ cảm biến của điều hòa báo về cao hơn so với nhiệt độ chúng ta để ở điều khiển, lúc này vỉ mạch sẽ cấp điện ra bên ngoài cục nóng để cho block và quạt của cục nóng hoạt động.

– Khi block hoạt động sẽ đẩy môi chất lạnh từ dàn nóng từ dạng hơi chạy qua ống mao (cáp) khi qua cáp môi chất lỏng từ dạng hơi chuyển sang dạng lỏng do chênh lệch áp suất rồi đẩy môi chất lạnh vào trong dàn lạnh, làm lạnh hết dàn lạnh và được quạt dàn lạnh hút hơi lạnh của dàn rồi thổi ra bên ngoài. Quạt cục nóng có tác dụng là hút hơi nóng ở dàn nóng thổi ra bên ngoài để làm mát dàn nóng giúp block hoạt động tốt hơn.

– Máy điều hòa cứ thế hoạt động khi nhiệt độ trong phòng đạt được nhiệt độ bạn đặt ở điều khiển. Lúc này cảm biến và bo mạch ngắt nguồn cấp điện ra cục nóng, quạt và block ngừng hoạt động. Khi nhiệt độ trong phòng tăng lên cảm biến sẽ cảm nhận được và sẽ cấp điện cho block lại chạy lại. Quy trình sẽ hoạt động liên tục như vậy.

Lưu ý: Bạn cần bảo dưỡng điều hòa định kỳ để làm sạch dàn nóng và dàn lạnh để máy hoạt động được tốt hơn nhé.

  • Dàn nóng của điều hòa sạch giúp việc đối lưu gió ở dàn nóng tốt hơn để block hoạt động nhẹ nhàng hơn tránh bị hỏng block.
  • Dàn lạnh sạch sẽ giúp việc hút gió từ dàn lạnh thổi ra ngoài sẽ nhiều hơn tạo ra gió lạnh thổi ra sẽ nhiều hơn, làm mát nhanh hơn.

Video cách vệ sinh dàn lạnh điều hòa

Video cách vệ sinh dàn nóng điều hòa

Các bộ phận chính trong máy điều hòa

Việc hiểu rõ chức năng của từng bộ phận chính là điều quan trọng để giúp chúng ta hiểu nhanh và dễ dàng hơn. Các bộ phận chính bao gồm:

Dàn lạnh điều hòa

Dàn lạnh điều hòa hay còn gọi là cục lạnh điều hòa. Được lắp đặt bên trong của ngôi nhà và có cấu tạo như sau:

  • Dàn trao đổi nhiệt: Thải nhiệt và thải ẩm cho dàn lạnh.
  • Cảm biến nhiệt: Bao gồm cảm biến độ ẩm, cảm biến nhiệt độ phòng, cảm biến độ dàn.
  • Motor quạt: Giúp điều khiển cánh quạt đảo dọc, ngang và quạt lồng sóc hút không khí và đẩy qua fin lọc.

Ngoài ra, máy lạnh còn có một số bộ phận khác như : Cầu chì, trạm nối dây, cuộn cảm, đầu nối, đèn báo hiệu, hệ điều khiển…

Đúng như tên gọi “dàn lạnh” đây là bộ phận có tác dụng làm lạnh không khí đi qua nó (bạn có thể tưởng tượng dàn lạnh giống như một cục đá lạnh, không khí đi qua nó sẽ bị hấp thụ nhiệt để làm tan chảy cục đá, lúc này nhiệt độ không khí sẽ giảm)

Không khí đi ra ngoài sẽ có nhiệt độ thấp và “sạch hơn” bởi các bụi bẩn đã được giữ lại ở màng lọc và dàn lạnh.

Dàn nóng

Cấu tạo cục nóng điều hòa

Dàn nóng điều hòa hay còn gọi là cục nóng điều hòa. Được cấu tạo từ các thiết bị đó là:

  • Máy nén: Có nhiệm vụ nén Gas ở thể khí thành thể lỏng ở điều kiện áp suất cao nhiệt độ cao.
  • Cảm biến nhiệt: Cảm biến nhiệt dàn nóng, cảm biến nhiệt gió vào dàn nóng, cảm biến nhiệt đường nén.
  • Dàn trao đổi nhiệt: Hay còn gọi là dàn ngưng là nơi hơi thải nhiệt ngưng tụ lại.
  • Van tiết lưu điện tử: Gas lạnh ở thể lỏng sau khi đi ngang qua van tiết lưu sẽ chuyển thành thể khí.
  • Motor quạt: Quạt giúp tản nhiệt cho dàn ngưng.

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button