Sửa máy lạnh

Những lưu ý khi bảo dưỡng máy lạnh tại nhà

Thời gian bảo dưỡng lý tưởng

Số lần bảo dưỡng sẽ tùy thuộc vào môi trường và tần suất sử dụng trong năm, nhưng theo các chuyên gia về điện lạnh thì nên bảo dưỡng máy lạnh 3-4 tháng 1 lần (tùy vào mức độ sử dụng thường xuyên). sửa máy tính quận 8

Quy trình bảo dưỡng điều hòa sẽ gồm các thao tác: vệ sinh máy (lưới lọc bụi, khoang chứa cánh quạt, màng chứa nước ngưng cục lạnh,…), kiểm tra vỏ máy, các điểm nối điện và khả năng lưu thông gió của dàn nóng/lạnh.

Ngoài ra bạn có thể tự kiểm tra độ lạnh, tiếng ồn, độ rung động khác thường của máy nén, áp suất gas trong máy và so sánh với trị số cho phép.

Các bước vệ sinh tại nhà

Tắt hết nguồn điện cung cấp cho điều hòa để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh

Bước 1: Kiểm tra khu vực dàn lạnh và cục nóng

Kiểm tra thật cẩn thận khu vực dàn lạnh, cục nóng và tiến hành loại bỏ nếu có dị vật (côn trùng chết, đinh tán,…) bên trong. Nếu như có vật cản bên trong, máy lạnh sẽ không làm lạnh tốt được.

Đồng thời kiểm tra mối nối gas và mối nối điện để đảm bảo không bị rò rỉ gas, điện gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

Bước 2: Vệ sinh lưới lọc

Để đảm bảo khả năng lọc bụi tốt nhất, khi làm vệ sinh, bạn tháo lưới lọc ra và ngâm chúng trong nước, đồng thời dùng miếng rửa chén để cọ rửa nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn. Sau đó để lưới lọc thật khô ráo

Bước 3: Vệ sinh cánh quạt và khoang chứa

Phần cánh quạt và khoang chứa được vệ sinh bằng cách dùng bình xịt chuyên dụng Coil Cleaner (hóa chất làm sạch dàn lạnh) tại các cửa hàng bán hóa chất hoặc thiết bị máy lạnh.

Xịt nhẹ nhàng hóa chất này vào các khe giữa của lá kim loại (tránh để hóa chất tiếp xúc, gây hư hỏng bo mạch điện tử), để 10 – 20 phút cho hóa chất phát huy tác dụng, sau đó lau sạch bề mặt bằng khăn ẩm.

Bước 4: Lắp lại lưới lọc vào máy

Đối với những vị trí bị đọng nước, ẩm ướt bên trong hãy dùng khăn lau thật khô và tiến hành lắp lại lưới lọc vào máy. Sau đó dùng khăn ẩm lau toàn bộ bề mặt bên ngoài để máy lạnh trông được mới và đẹp hơn.

Bước 5: Vận hành máy

Cắm điện để máy vận hành thử. Nếu như máy chạy êm và không phát sinh dấu hiệu bất thường, không có tiếng động lạ là bạn đã hoàn tất quá trình làm vệ sinh máy lạnh.

Những lưu ý khi bảo dưỡng máy lạnh tại nhà

Khi vệ sinh tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (vị trí của nó nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch.

Tuyệt đối không được để dàn lạnh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay mưa gió, tránh làm hư bo mạch.

Đối với máy xài van, không thể kín tuyệt đối nên cho phép xì ở mức giới hạn. Khi kiểm tra cần chú ý tình trạng đường ống và van có bị rò rỉ không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng mát dây.

Tổng hợp các lỗi thường gặp ở máy lạnh

Máy bị thiếu gas, hết gas:

Máy lạnh là một hệ thống kín và gas lạnh bên trong máy là loại hóa chất rất bền không bị phân hủy trong điều kiện hoạt động của máy nên không có hiện tượng hao hụt gas. Máy chỉ thiếu gas, hết gas trong trường hợp bị rò rỉ, xì trên đường ống, tại các van, các chỗ đấu nối ống bằng rắc-co… hay trong quá trình lắp mới người sửa máy lạnh không kiểm tra và nạp đủ gas. Một số nguyên nhân khiến máy thiếu gas.

Trong một số máy lạnh, khi bị thiếu gas board điều khiển sẽ tự động tắt máy sau khoảng 5-10 phút và báo lỗi trên dàn lạnh.

Áp suất gas hút về máy nén thấp hơn áp làm việc bình thường (bình thường từ 65-75psi). Áp suất phía cao áp cũng thấp hơn bình thường.

Dòng điện hoạt động thấp hơn dòng định mức ghi trên máy.

Có hiện tượng bám tuyết ngay van ống nhỏ của dàn nóng.

Nếu bị xì hết gas máy không lạnh. Nếu bị thiếu gas máy kém lạnh.

Máy nén chạy ồn:

Khi máy lạnh của bạn bị hiện tượng này thì bạn thường nghe được tiếng ồn phát ra từ phía giàn nóng, tức là từ phía cục nóng thường đặt ngoài trời.

Nguyên nhân:

  • Có sự tiếp xúc của 1 ống này với ống khác hoặc vỏ máy.
  • Chưa tháo các tấm vận chuyển.
  • Có các bulong hay đinh vít bị lỏng.
  • Có chi tiết bên trong máy nén bị hư.
  • Dư gas.

Cách khắc phục:

Nắn thẳng hay cố định ống sao cho không tiếp xúc với ống hoặc các chi tiết kim loại khác. Kiểm tra xem mặt đế đặt máy nén có bị xiên, lũng hay bị cong làm cho máy nén bị xiên và đụng với thành của võ giàn nóng – cục nóng và gây nên kêu. Kiểm tra xem các buloong phía dưới đáy máy nén xem có lỏng hay không. Nếu lõng thì xiết vừa phải nhé. Không được xiết chặt các buloong đó nhé.

Tháo các tấm vận chuyển nhằm để cho hệ máy đỡ va chạm và gây kêu.

Vặn chặt các bulông hay vis, kiểm tra xem máy nén có đúng với tình trạng như ban đầu hay không nhé.

Thay máy nén bằng cách đi mua máy nén đúng mã số, thương hiệu, đúng công suất và thay thế hoặc nhờ tới chuyên viên thay thế.

Rút bớt lượng gas đã sạc bằng cách xả ga ra môi trường bằng khóa lục giác. Vị trí xả ra ngay tại đầu côn phía cuối của giàn nóng – cục nóng.

Máy chạy liên tục nhưng không lạnh

Nguyên nhân:

  • Thiếu gas.
  • Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt.
  • Tải quá nặng.
  • Máy nén hoạt động không hiệu quả.
  • Không khí giải nhiệt không tuần hoàn.
  • Có không khí hay khí không ngưng trong.
  • Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
  • Không đủ không khí đi qua dàn lạnh.
  • Dàn lạnh bị dơ.
  • Lọc gió bị dơ.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra tải.
  • Kiểm tra hiệu suất máy nén.
  • Tháo dỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt.
  • Rút gas hút chân không và sạc gas mới.
  • Bảo trì dàn nóng.
  • Kiểm tra quạt.
  • Làm sạch.
  • Thay thế chi tiết cản trở.
  • Thử xì, đo Gas, xạc Gas, kiểm tra P ht, xả…

Máy chạy và ngưng liên tục.

Nguyên nhân:

  • Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì.
  • Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt hoàn toàn.
  • Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
  • Dư gas.
  • Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt.
  • Thiếu gas.
  • Điện thế thấp.
  • Cuộn dây contactor máy nén bị hư.

Cách khắc phục:

  • Thay valve.
  • Thay valve hoặc ống mao.
  • Bảo trì dàn nóng.
  • Rút bớt lượng gas đã sạc.
  • Thay thế chi tiết cản trở.
  • Thử xì.
  • Kiểm tra điện thế.
  • Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.

Máy không lạnh hoặc lúc lạnh lúc không

  • Trường hợp máy lúc lạnh lúc không là do chỉnh remote ở chế độ Dry hoặc sự cố ở dàn nóng hoặc bị thiếu gas.
  • Board điều khiển trên dàn lạnh hư.
  • Máy nén (block) bị sự cố: Quạt dàn nóng quay nhưng máy nén không chạy(không nghe tiếng máy nén chạy)
  • Quạt dàn nóng bị sự cố: Theo dõi khoảnh 10-20 phút không thấy quạt dàn nóng quay hoặc quay chậm hơn bình thường. Khi quạt dàn nóng không quay hoặc quay chậm, máy nén (block) sẽ chạy và ngưng bất thường (lắng nghe tiếng máy nén chạy)
  • Xì hết gas: Kiểm tra rất dễ bằng cách quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng, cả 2 ống nhỏ và lớn đều không ướt, sờ vào không lạnh (khi máy lạnh hoạt động tốt, cả 2 ống đều có nhiệt độ gần bằng nhau khoảng 57oC, nhìn bằng mắt 2 ống đều bị ướt). Gió thổi ra dàn nóng không nóng.
  • Chỉnh chế độ hoạt động trên remote không đúng: Kiểm tra trên remote đã chỉnh đúng chế độ (mode) Cool hoặc Auto không, nếu không thì chỉnh lại. Các chế độ Dry, Fan, Heat đều không làm lạnh. Một số trường hợp bật chế độ Timer cũng có thể không lạnh.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button