Bảng màu điện trở là gì? Cấu tạo và cách đọc bảng màu điện trở
Bảng màu điện trở được dùng để xác định giá trị của các dải màu đánh dấu trên điện trở. Bất kỳ điện trở nào cũng dùng dải màu này để đạt được hiệu quả trong việc đọc giá trị, cũng như việc đánh dấu điện trở với chi phí tiết kiệm hơn so với việc viết con số.
Bảng màu điện trở là gì?
Điện trở là một công cụ dùng để hạn chế dòng điện chạy qua trong mạch. Nếu quan sát trên bất kỳ điện trở nào, bạn sẽ thấy các dải màu được vẽ vòng quanh, ngang thân nó gọi là mã màu điện trở. Mọi mã màu điện trở sẽ tuân theo một bảng mã hóa theo các giá trị nhất định, bảng mã hóa giá trị này được gọi là bảng màu điện trở.
Các dải màu này biểu thị giá trị điện trở, sai lệch và đánh giá công suất của điện trở. Bởi vì, các điện trở là rất nhỏ, nên nếu không biểu hiện bằng các dải màu này thì chúng ta dường như không thể đọc được những chữ số, ký hiệu trên thân của nó. Mặt khác, nếu thể hiện bằng chữ thì khi gia công, tạo lập các điện trở cũng gặp nhiều khó khăn và tốn chi phí hơn.
Để có một cách đơn giản, nhanh chóng xác định được các giá trị điện trở bất kể kích thước và hình dạng của nó như thế nào, một bảng màu điện trở đã được quốc tế công nhận và phổ biến từ nhiều năm trước.
Cụ thể thì các giá trị của bảng màu này được phát triển vào đầu những năm 1920. Thực tế, bảng màu này không chỉ được ứng dụng trong điện trở, bạn còn có thể thấy trong các tụ điện, cuộn cảm ứng và nhiều thiết bị khác liên quan.
Các loại điện trở thông dụng
Hiện nay; trên thị trường có 3 loại điện trở chính:
- Điện trở carbon với ưu điểm mức giá thành rẻ nhất trong các dòng điện trở nên được sử dụng khá phổ biến trong các boar mạch với công suất thấp
- Điện trở Film được sử dụng trong trường hợp công suất quá thấp
- Và một loại điện trở tích hợp dây cuốn dùng trong trường hợp cần điện trở công suất lớn cần độ chính xác tuyệt đối. Đây là loại điện trở có mức giá cao nhất trong các dòng thiết bị trở kháng
Cấu tạo của điện trở
Cấu tạo các loại điện trở khá đơn giản. Mỗi loại đều có một ưu nhược điểm và sử dụng trong các trường hợp riêng biệt nên phần cấu tạo hoàn toàn không giống nhau
Đối với điện trở Carbon Thành phần tạo nên nó là hỗn hợp Carbon giống như tên gọi của dòng này. Đây là sự pha trộn của các hợp chất dạng tro từ than, bột than chì kết hợp với lớp bột gốm có tính năng cách điện. 2 bên là 2 thanh kim loại nhỏ dùng làm chân nối điện
Điện trở Film được hợp thành từ sự kết tủa kim loại tinh khiết như niken hoặc oxit thiếc. Bao bọc xung quanh lớp này là lớp gốm cách điện. Các đường xoắn ốc trên con điện trở Film nhằm hiệu chỉnh khả năng dẫn điện của điện trở. Nguyên lý dòng này tương đối giống nguyên lý đo nhiệt độ của các dòng cảm biến rtd
Điện trở dạng dây cuốn cũng có phần khá giống với điện trở Film. Thay vì các xoắn của điện trở Film được tạo ra từ tia laser thì dòng điện trở dây cuốn lại được tạo ra bằng cách cuốn lớp dây được tạo ra từ hỗn hợp kim loại niken-crôm. Xung quanh bọc lớp sứ cách điện. Đây là dòng điện trở có độ chính xác cao nhất
Sơ đồ đấu dây mắc các điện trở
Hiện tại có 3 cách mắc điện trở thường sử dụng nhất đó là:
Đấu dây cho các loại điện trở mắc song song
Các loại điện trở mắc nối tiếp nhau
Và sơ đồ điện trở mắc theo kiểu tự do
Cách đọc bảng màu điện trở
Có ba loại mã màu với số lượng dải màu khác nhau, bao gồm: 4, 5 và 6 dải.
Mã màu của điện trở luôn được đọc từng dải một bắt đầu từ trái sang phải, với dải biểu thị độ sai lệch có khoảng cách rộng hơn đặt về phía phải. Bằng cách khớp từng màu của từng dải màu vào số của nó trong bảng màu điện trở bên dưới, chúng ta sẽ biết được chính xác giá trị. Dải sai lệch thường là màu vàng hoặc bạc nhưng một số điện trở có thể không có sự tồn tại của chúng. Bởi vì, điện trở không phải luôn được thể hiện thành những giá trị chính xác. Các nhà sản xuất đã đưa vào một dải màu sai lệch để chỉ ra độ chính xác của điện trở đó.
Còn bây giờ, cũng bắt tày vào xem cách đọc nào!
Mã màu cho 6 dải màu điện trở
Giả sử chúng ta có điện trở 6 dải màu:
Lục – Đen – Lam – Nâu – Vàng – Đỏ
- Màu đầu tiên đại diện cho chữ số giá trị hàng trăm. Trong trường hợp này, nó là 5 tương ứng với Lục như trong bảng màu điện trở.
- Màu thứ hai đại diện cho chữ số hàng chục. Trong trường hợp này, nó là 0 tương ứng với Đen.
- Màu thứ ba đại diện cho chữ số hàng đơn vị. Trong trường hợp này, nó là 6 tương ứng với Lam trong bảng. Đến đây, giá trị được biểu thị là 506.
- Màu thứ tư đại diện cho hệ số nhân, tức là nó đại diện cho số mà giá trị được hình thành từ ba chữ số đầu tiên nhân lên để nhận được giá trị của điện trở. Trong trường hợp này, nó là 10^1 = 10 tương ứng với Nâu như trong bảng. Do đó giá trị của điện trở là: 506 x 10 = 5060 ohm = 5,06K ohm.
- Chữ số thứ năm thể hiện độ sai lệch. Độ sai lệch cho biết sự thay đổi cực đại có thể xảy ra trong giá trị của điện trở. Nó được biểu thị dưới dạng phần trăm của giá trị ban đầu. Trong trường hợp này là ± 5% tương ứng với Vàng.
- Chữ số cuối cùng thể hiện hệ số nhiệt độ. Hệ số nhiệt độ cho chúng ta biết sự thay đổi giá trị của điện trở theo nhiệt độ. Nó thường được biểu thị bằng ppm / (độ Celcius). Trong trường hợp này, nó là 50 tương ứng với Đỏ.
Vì vậy, giá trị của điện trở này là 5,06K ohm với độ sai lệch ± 5% và hệ số nhiệt độ là 50 ppm / độ C.
Mã màu điện trở cho điện trở 5 dải màu
Giả sử chúng ta có điện trở với năm dải màu sau:
Lục – Đen – Lam – Nâu – Vàng
- Màu đầu tiên đại diện cho chữ số hàng trăm. Trong trường hợp này, nó là 5 tương ứng với Lục như trong bảng màu điện trở.
- Màu thứ hai đại diện cho chữ số hàng chục. Trong trường hợp này, nó là 0 tương ứng với Đen theo bảng.
- Màu thứ ba đại diện cho chữ số hàng đơn vị. Trong trường hợp này, nó là 6 tương ứng với Lam trong bảng. Đến đây, giá trị được biểu thị là 506.
- Màu thứ tư đại diện cho hệ số nhân. Trong trường hợp này, nó là 10^1 = 10 tương ứng với Nâu như trong bảng màu. Do đó giá trị của điện trở là: 506 x 10 = 5060 ohm = 5,06K ohm.
- Chữ số thứ năm thể hiện độ lệch. Trong trường hợp này, nó là ± 5% tương ứng với Vàng.
Vì vậy, giá trị của điện trở trong trường hợp này là 5,06K ohm với độ sai lệch ± 5%.
Bảng màu điện trở cho điện trở 4 dải màu
Giả sử chúng ta có điện trở với 4 dải màu:
Lục – Đen – Lam – Vàng
- Màu đầu tiên đại diện cho chữ số hàng chục. Trong trường hợp này, nó là 5 tương ứng với màu Lục như trong bảng màu điện trở.
- Màu thứ hai đại diện cho chữ số hàng đơn vị. Trong trường hợp này, nó là 0 tương ứng với Đen theo bảng.
- Màu thứ ba đại diện cho cấp số nhân. Trong trường hợp này, nó là 10^6 = 1000000 tương ứng với Lam như trong bảng. Do đó giá trị của điện trở là: 50 x 10^6 = 50000000 ohms = 50M ohm.
- Chữ số thứ tư thể hiện độ sai lệch. Trong trường hợp này, nó là ± 5% tương ứng với Vàng.
Vì vậy, giá trị của điện trở trong trường hợp này là 50M ohm với độ sai lệch ± 5.
Kết
Điện trở được ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày rất nhiều. Việc đọc các dải màu điện trở vì thế rất quan trọng, chúng ta có thể biết được giá trị của chúng thông qua bảng màu điện trở.
Tìm kiếm có liên quan:
- Phần mềm đọc điện trở
- Màu điện trở
- Vạch màu điện trở 1K
Nội dung liên quan: