7 Lý Do Bạn Nên Chọn Vật Liệu Chống Thấm Composite kiến thức mới năm 2023
Mục lục bài viết
7 Lý Do Bạn Nên Chọn Vật Liệu Chống Thấm Composite – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023
Chống thấm composite là phương pháp chống thấm tối ưu nhất cho mọi công trình hiện nay. Với khả năng chống thấm nước, chống lại sự ăn mòn của hóa chất, rỉ sét, chịu được áp suất lớn, có độ bền cao,… Có thể nói composite là vật liệu tối ưu nhất áp dụng rất nhiều trong các dịch vụ chống thấm, bọc phủ composite,… mà không có bất kỳ vật liệu nào có thể sánh kịp.
Nếu bạn là khách hàng muốn tìm hiểu về Compostite là gì ??? Hoặc còn lăn tăn muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm, bảng giá hay quy trình thi công chống thấm như thế nào? Bạn hãy cùng Phương Nam Cons chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây!
Tìm hiểu về vật liệu chống thấm composite
Composite là một loại vật liệu tổ hợp từ hai hoặc nhiều các loại vật liệu khác nhau. Được cấu thành từ nhựa nền (Keo composite) và vật liệu gia cường (Sợi thủy tinh, Polime, sợi Silic, sợi amiăng và một số hợp chất kim loại như đồng, nhôm, thép,….). Trải qua quá trình phối trộn tạo nên vật liệu có những đặc tính vượt trội hơn so với từng loại nguyên liệu tách rời. Như khả năng chịu nhiệt, chịu lực, chống thấm, chống ăn mòn hay rỉ sét từ hóa chất,….
Ngày nay, công nghệ sản xuất vật liệu chống thấm composite hiện nay rất đa dạng và phong phú. Cho phép người dùng áp dụng linh hoạt các giải pháp chống thấm khác nhau. Một số sản phẩm điển hình có thể kể tên như: Bọc composite FRP, màng chống thấm Composite, keo chống thấm Composite F – seal, nhựa chống thấm composite, sơn chống thấm composite, vữa chống thấm composite,….
Lịch sử của vật liệu Composite được bắt nguồn từ thời cổ đại. Trong các ứng dụng đơn giản trong đời sống hằng ngày, từ việc trộn lẫn các sợi rơm với bùn để tạo thành vật liệu xây dựng khá ổn. Biết đến rơm có vai trò như cung cấp cấu trúc sức mạnh, bùn lại giữ vai trò kết dính rơm tại chỗ. Công nghệ sản xuất và ứng dụng vật liệu Composite ngày càng có vai trò mạnh mẽ. Tạo nên một tầm cao mới, được đánh giá là một trong những vật liệu tiên tiến nhất hiện nay.
Vì sao nên sử dụng chống thấm composite
Chúng ta nên đầu tư cho công trình sử dụng vật liệu Composite. Bởi sản phẩm là hội tụ, kết tinh của những đặc tính vượt trội về khả năng chống thấm dột, chống mài mòn,… cùng độ bền của nó. Chính nhờ vào tính chất đó, composite có thể trực tiếp chống lại sự ăn mòn của thời tiết, thiên nhiên, các chất hóa học và chống thấm nước hoàn hảo. Sau đây là một số ưu điểm khi sử dụng giải pháp chống thấm bằng vật liệu composite bạn không thể bỏ qua:
– Khả năng chống thẩm thấu nước, chịu nhiệt tốt. Chống tia UV, chống cháy tuyệt vời. Không bị lão hóa khi gặp sự biến đổi thời tiết, khí hậu đột ngột.
– Khối lượng riêng của vật liệu nhẹ, khi khô sẽ tạo độ cứng bền vững, chịu được va đập và có thể uống kéo một cách dễ dàng.
– Chống rỉ sét, không bị ảnh hưởng bởi hóa chất. Tính năng chống ăn mòn tối ưu.
– Sản phẩm không dẫn điện nên an toàn tuyệt đối với người sử dụng.
– Giá thành tương đối phải chăng, thấp hơn so với chất lượng và thời gian nó bền mang lại.
– Màu sắc tươi sáng, phù hợp với các môi trường khác nhau, đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho công trình.
– Dễ dàng thi công và sử dụng. Có tuổi thọ chống thấm cao.
Sản phẩm được ứng dụng trong nhiều các lĩnh vực của đời sống khác nhau. Như chống thấm bể bơi; Chống thấm bể xử lý nước thải; Chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm tường ngoài, sàn hầm, chống thấm sân thượng, xử lý ăn mòn…. Và hiệu quả tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ loại vật liệu chống thấm nào có thể đạt được những tính năng vượt trội như vật liệu chống thấm composite.
Một số vật liệu chống thấm gốc Composite và ứng dụng
Như chúng ta đã nói ở trên, hiện nay các vật liệu chống thấm Composite rất đa dạng,… chúng tôi xin điểm danh một số dòng sản phẩm được ứng dụng nhiều nhất.
Keo chống thấm composite
Đầu tiên là keo chống thấm composite, chúng có bản chất không ưa nước nên khi tạo màng, có khả năng ngăn chặn nước xâm nhập vô cùng hiệu quả. Loại keo này khi được gia cường bằng vải thủy tinh kết hợp với vải Tissue sẽ gia tăng độ bền cũng như tính ổn định cao đối với điều kiện môi trường khắc nghiệt bên ngoài.
Và sản phẩm áp dụng công nghệ chống thấm composite mới nhất đó chính là Keo F-seal. Loại keo này có khả năng chống thấm tốt và có độ bền rất cao. Chúng được tạo nên bởi hai thành phần quan trọng là keo chống thấm composite và phụ gia đóng rắn.
Về cơ chế hoạt động của keo chống thấm Composite F-seal
Khi ở dạng lỏng, keo thẩm thấu vào các mao dẫn trong bê tông (và các sản phẩm cần chống thấm khác). Sau đó tự đóng rắn và lấp kín các mao dẫn, tạo chân bám chắc trong bê tông. Đồng thời với việc tạo thành một lớp màng chống thấm trên bề mặt bê tông thương phẩm.
Với việc kết hợp hai phương án chống thấm khuếch tán thẩm thấu và tạo màng ngăn trong sản phẩm. Keo chống thấm F-Seal đã tạo ra một bước tiến mới trong công nghệ chống thấm. Sản phẩm hiệu quả tối ưu trong việc xử lý các vết nứt gây thấm dột.
Ứng dụng: Keo chống thấm Composite có thể ứng dụng cho mọi hạng mục công trình như: Chống thấm sàn, mái, tường, nền móng, tầng hầm, nhà vệ sinh, lô gia, bồn cây, bể nước các loại, bể ngầm, bể bơi…
Màng chống thấm composite
Thừa hưởng những đặc tính ưu việt của chất liệu nhựa tổng hợp FRP, sản phẩm màng chống thấm composite cũng được thiết kế nhằm gia tăng tuổi thọ cũng như chống thấm và sự ăn mòn phá hoại của hóa chất, nước, chất thải… cho các công trình.
Composite thường được thiết kế và sản xuất tùy thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau. Lớp bọc composite FRP được thi công để tăng khả năng kháng ăn mòn của chi tiết cần bảo vệ ví dụ như bồn chứa hóa chất trong dây chuyền xi mạ sơn tĩnh điện, hay bồn chứa nước thải trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và dân dụng. Tùy theo từng loại axit với nồng độ cao hay thấp mà ta có thể sử dụng loại nhựa và sợi thủy tinh phù hợp trong quá trình thi công.
Ứng dụng các loại bọc phủ chống thấm bằng màng composite hiện nay rất đa dạng, nhiều chủng loại,…. Dễ dàng đáp ứng vô số các yêu cầu của khách hàng, chẳng hạn như:
- Bọc phủ composite các loại sàn tàu, tàu chở hàng.
- Bọc phủ đường ống nước thải, không gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước ngầm sinh hoạt.
- Bọc phủ lót nền hồ chứa chất lỏng, axit và lót sàn.
- Bọc phủ các bồn xi măng, sắt, inox, bê tông…
- Bọc phủ cho nhà xưởng, nhà kho thường xuyên vận chuyển hay tiếp xúc với hóa chất, axit ăn mòn.
- Chống thấm tầng hầm (bao gồm nền, tường,…), nền khu vệ sinh, mái nhà hay thậm chí sửa chữa chống thấm mái tôn bị dột,….
Xem thêm về >>> Bọc phủ chống thấm composite FRP
Quy trình chống thấm composite
Hiện nay, có rất nhiều loại vật liệu chống thấm Composite, cũng như đa dạng các hạng mục chống thấm. Nên ta cần thay đổi tiến trình thi công phù hợp với từng giải pháp và tính chất của vật liệu chống thấm. Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn quý khách hàng quy trình chống thấm bằng Composite ở dạng keo hay sơn.
Bước 1: Vệ sinh, xử lý toàn bộ bề mặt trước khi chống thấm Composite.
Bước 2: Pha keo và chất đông rắn theo tỷ lệ phù hợp. Để làm được điều này, bạn cần để ý các yếu tố như thời tiết, diện tích mặt bằng, số lượng công nhân. Qua đó sẽ có phương án pha sơn tốt nhất.
Bước 3: Tiến hành phủ lớp sơn thứ nhất. Kỹ thuật sơn quan trọng nhất đó bạn phải lăn đều tay. Đặc biệt chú ý lớp sơn tại các góc cạnh, lồi lõm, các vết nứt,…
Bước 4: Phủ lớp vải tissue. Sau 15 phút khi lớp keo thứ nhất hóa cứng. Thực hiện phủ vải tissue lên, làm cho keo thấm ngược lại tấm vải. Nhưng cần phải chú ý đến bề mặt nhám và độ bóng của vải.
Bước 5: Tiếp tục lăn lớp sơn thứ 3 sau khi đợi 15 phút để lớp sơn thứ 2 khô.
Bước 6: Chờ 15 phút cho keo chống thấm bằng Composite đã đông cứng hoàn toàn và bám dính vào bề mặt chống thấm. Tiến hành dải lớp cát sạch lên bề mặt.
Báo giá chống thấm composite
Khi báo giá thi công chống thấm composite sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: Vị trí thi công (chống thấm sân thượng, tầng mái hay sân vườn,..); Diện tích công trình thi công; Phương pháp thi công, Số lượng nhân công; giá vật liệu hoàn thiện, Phụ gia đi kèm,…. Do vậy, hoàn toàn khó thể đưa ra một mức giá chung cho tất cả các công trình. Quý khách có thể tham khảo giá chống thấm composite tại Phuongnamcons trong bảng báo giá dưới đây:
Tên Hạng Mục | Đơn Vị Tính | Đơn Giá (VNĐ) |
Chống thấm bằng vật liệu sợi thủy tinh Fiberglass Composite chuyên dụng | m2 | 250.000 |
Xử lí chống thấm bằng vật liệu Sơn Compostite | m2 | 250.000 |
Chống thấm bằng Màng khò Compostite | m2 | 250.000 |
Xử lý vết nứt gây thấm dột bằng Keo Composite | m2 | 380.000 |
Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, giá thành có thể thay đổi theo THỜI GIAN, đơn vị thi công, cùng một số yếu tố phụ thuộc kể trên,… Vì vậy, để được báo giá chính xác nhất ở thời điểm hiện tại, bạn cần cung cấp thông tin cho bộ phận kĩ thuật chuyên môn để được báo giá sớm nhất.
Chi tiết hơn về thi công bọc composite frp có tại :
Đơn vị chống thấm composite chuyên nghiệp
Phương Nam Cons chúng tôi là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu tại thị trường tại TP.HCM và Việt Nam nói chung. Chuyên cung cấp giải pháp, dịch vụ chống thấm,… và chống thấm composite, bọc phủ chống thấm composite, gia cố kết cấu bằng sợi carbon… là một trong nhiều dịch vụ dịch vụ của chúng tôi.
Sở hữu nguồn nhân lực là đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề cùng các phương tiện, vật tư tiên tiến,… Chúng tôi luôn mong muốn mang tới quý khách hàng một dịch vụ chống thấm với chất lượng tốt nhất, đem lại hiệu quả chống thấm hoàn hảo với chi phí cạnh tranh nhất thị trường.
Chúng tôi nhận các công trình:
- Chống thấm toàn bộ bề mặt chống thấm trần, sênô, sàn mái, chống thấm sân thượng, mái bê tông. Trần,Tường, Bể nước, Khu wc, Tầng hầm, Hố Thang máy, Bể bơi, nhà mới,….. Bằng Công Nghệ chống thấm Composite Hiện Đại nhất.
- Bọc composite cho bể axit, bazơ, bồn xử lý nước thải chứa hóa chất, ống dẫn hóa chất,…
- Bọc phủ composite nền nhà kho, nhà xưởng,….
Cam kết mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất và sở hữu những sản phẩm tốt nhất.
Mọi thông tin liên quan đến kỹ thuật thi công, dịch vụ xử lý công trình xây dựng, chống thấm vui lòng liên hệ công ty chống thấm Phương Nam Cons. Hotline: 0906448474 – 0906393386.
Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan
- Trang chủ
- Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh